Bảng cân đối kế toán là phần báo cáo tài chính quan trọng của doanh nghiệp, cung cấp thông tin tổng quan về tình hình tài chính của doanh nghiệp đó, bao gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của các cổ đông.
Tưởng tượng bảng cân đối kế toán cũng như cái cân. Bảng cân đối kế toán là một phương trình tài chính giống như một chiếc cân được cân bằng một cách hoàn hảo tại bất kỳ thời điểm nào. Đây là một trong những báo cáo tài chính được trích dẫn nhiều nhất và cho thấy giá trị tổng tài sản của một công ty (những gì mà công ty sở hữu) bằng tổng các khoản nợ của họ (những khoản mà họ còn nợ, như nợ dài hạn, các hóa đơn đến hạn thanh toán, v.v.) và vốn chủ sở hữu của cổ đông (giống như “giá trị tài sản ròng” của các cổ đông của công ty với giả định giá trị tài sản ròng của họ chỉ gắn liền với công ty đang xét). Giới phân tích và nhà đầu tư thường sử dụng bảng cân đối kế toán để tìm hiểu xem công ty sử dụng nguồn vốn nào để hỗ trợ tăng trưởng và vận hành hoạt động kinh doanh.
Ví dụ
Xét một ví dụ thực tế như sau, bảng cân đối kế toán của Apple cho năm tài chính kết thúc vào ngày 29/09/2018: 366 tỷ USD (tài sản) = 259 tỷ USD (nợ phải trả) + 107 tỷ USD (vốn chủ sở hữu của cổ đông). Tài sản của Apple bao gồm những thứ như tòa nhà trụ sở sang trọng ở California, các bằng sáng chế có giá trị và hàng đống tiền mặt. Nợ phải trả của họ bao gồm các khoản tiền mà họ nợ các bên khác. Và vốn chủ sở hữu của cổ đông là mức chênh lệch giữa hai đại lượng này.
Bài học
Bảng cân đối kế toán cũng giống như ảnh chụp về tình hình tài chính của một công ty bằng máy ảnh tức thì vậy...
Đó là một bức ảnh chụp nhanh, được chụp tại một thời điểm nhất định, giúp nắm bắt tình hình hoạt động của một công ty bằng cách hiển thị giá trị tài sản của công ty đó (công ty sở hữu bao nhiêu), nợ phải trả (công ty nợ bao nhiêu) và vốn chủ sở hữu của cổ đông (số tiền về mặt lý thuyết mà cổ đông sẽ được thanh toán nếu công ty đóng cửa, trả nợ hoặc bán tài sản). Trong bản báo cáo tài chính ngắn gọn này, tài sản luôn bằng tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của cổ đông.
Các ví dụ trên là danh sách chưa đầy đủ về các khoản mục thuộc tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
Cách đọc bảng cân đối kế toán
Các công ty đại chúng thường bị các cơ quan quản lý (như Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ) quy định phải nộp các bản cập nhật tài chính nhất định hàng quý cho công chúng. Bảng cân đối kế toán là một trong những văn bản công bố thông tin bắt buộc. Nhà đầu tư thường có thể tìm thấy chúng trong báo cáo tài chính hàng quý được đăng tại mục “quan hệ nhà đầu tư” trên trang web của các công ty. Trong khi đó, các công ty tư nhân không phải tiết lộ công khai tình hình tài chính của họ. Họ thường chỉ chia sẻ bảng cân đối kế toán của mình với ban giám đốc và một số cổ đông lớn nhất.
Có ba phần trong phương trình bảng cân đối kế toán, trong đó tài sản bằng nợ phải trả (công ty nợ bao nhiêu) và vốn chủ sở hữu (về cơ bản là giá trị tài sản ròng của công ty hoặc chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả).
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu của cổ đông
Nhìn vào bảng báo cáo này, dễ thấy rằng tài sản có cùng giá trị với tổng nợ phải trả cộng với tổng vốn chủ sở hữu của cổ đông. Trên bảng cân đối kế toán, tài sản và nợ phải trả thường được liệt kê theo thứ tự ưu tiên về mức độ dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, mà theo thuật ngữ tài chính, được thể hiện bằng “tính thanh khoản” của chúng. Tài sản thường được sắp xếp theo thứ hạng từ tính thanh khoản cao nhất (tiền mặt hoặc tài sản dễ chuyển thành tiền mặt nhất) đến tính thanh khoản thấp nhất (khó chuyển đổi thành tiền mặt nhất, như đất đai hoặc bất động sản), trong khi các khoản nợ phải trả có xu hướng được sắp xếp theo nghĩa vụ ngắn hạn đến dài hạn.
Các công cụ đo lường dành cho nhà đầu tư sẽ rất hữu ích khi phân tích bảng cân đối kế toán, với nhiều tỷ lệ cần xem xét.
Một ví dụ tiêu biểu trong số đó là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ này được tính bằng cách chia tổng nợ phải trả của một công ty cho vốn chủ sở hữu của cổ đông (giá trị số cổ phần của các cổ đông trong trường hợp công ty đóng cửa, bán tài sản hoặc thanh toán các khoản nợ), và có thể giúp các nhà đầu tư hiểu rõ hơn xem liệu cấu trúc vốn của công ty nghiêng về xu hướng vay nợ hay gọi vốn.
Các tỷ số phân tích tài chính khác cũng lấy thông tin trực tiếp từ bảng cân đối kế toán. Chúng thuộc hai nhóm chính:
Tài sản là thứ có giá trị mà công ty đang sở hữu, đó có thể là giá trị tài chính trực tiếp (như tiền mặt) hoặc giá trị dùng để vận hành doanh nghiệp (như thiết bị hoặc hàng tồn kho).Tài sản có hai loại chính:
Nợ phải trả là những khoản mà công ty nợ các đơn vị bên ngoài và chúng có thể là các khoản nợ dài hạn hoặc ngắn hạn.
Trong phương trình bảng cân đối kế toán, vốn chủ sở hữu của cổ đông bằng với chênh lệch giữa tổng tài sản (những gì mà công ty sở hữu) và tổng nợ (những gì mà công ty nợ). Cách mô tả khác về vốn chủ sở hữu của cổ đông là chỉ số này đại diện cho giá trị tài sản ròng của các cổ đông, với giả định giá trị tài sản ròng của họ chỉ gắn liền với công ty đang xét.
Vốn chủ sở hữu của cổ đông không giống như giá trị thời gian thực của cổ phiếu công ty, dựa trên thị giá. Đây thường là một cách tính thận trọng hơn, dựa trên giá trị sổ sách của tài sản và nợ phải trả của công ty. Giá trị thị trường thì khác vì con số này dựa trên nhận thức của các nhà đầu tư về giá trị doanh nghiệp, vốn dĩ lại dễ biến động hơn. Vốn chủ sở hữu đại diện cho giá trị cổ phần của các cổ đông nếu công ty đóng cửa, tức là những gì còn sót lại khi công ty thanh toán hết các khoản nợ và bán tất cả tài sản của họ. Đó chính là vốn chủ sở hữu của các cổ đông.
Bảng cân đối kế toán là một trong ba phần báo cáo tài chính, có thể cung cấp những thông tin quan trọng về cách thức xoay sở chi phí và vận hành hoạt động của công ty (dù hiệu quả hay không hiệu quả). Đó được xem như là một bức ảnh chụp nhanh về tình hình tài chính doanh nghiệp tại một thời điểm bất kỳ. Hai báo cáo tài chính quan trọng khác là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, dùng để nêu bật các yếu tố khác khi xét tình trạng tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán có thể giúp các nhà đầu tư nhanh chóng hiểu được tình trạng tài chính của công ty và chúng cũng có vai trò hữu ích cho các chủ nợ và bên cho vay. Phương trình này có thể giúp các đơn vị cho vay (chẳng hạn như ngân hàng) xác định xem họ có nên nới rộng tín dụng cho doanh nghiệp hay không, hay liệu họ có nên thắt chặt mức tín dụng hiện nay đối với công ty đó hay không.
Mặc dù bảng cân đối kế toán rất hữu ích nhưng chúng có những đặc điểm chưa trọn vẹn như sau:
3. Định giá tài sản: Khi nói đến tài sản dài hạn được thâu tóm thông qua hoạt động giao dịch, chẳng hạn như đất đai hoặc bất động sản, giá trị của tài sản dài hạn được sử dụng trên bảng cân đối kế toán là giá giao dịch trừ đi khấu hao lũy kế. Các khoản mục đó được phản ánh như một khoản chi phí trong một giai đoạn tài chính nhất định, chẳng hạn như một năm, trong khoảng thời gian mà tài sản đó được đưa vào sử dụng. Ví dụ, chi phí khấu hao cho chiếc máy sinh tố có giá 10.000 USD với tuổi thọ dài 10 năm sẽ khiến công ty phải ghi nhận chi phí 1.000 USD mỗi năm trong suốt 10 năm, ngay cả khi tài sản hoặc đất đai đó có thể đã tăng giá trị thị trường theo thời gian. Do đó, đất đai và các tòa nhà của một công ty có thể có giá trị thị trường khác hơn nhiều so với giá trị được phản ánh trong phương trình bảng cân đối kế toán. Giá trị này sẽ được ghi nhận khi tài sản được bán đi và chúng được gọi là “lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản”.
Đăng Khoa - Theo learn.robinhood.com