Định nghĩa:
Báo cáo kết quả hoạt động, hay báo cáo kết quả kinh doanh là một trong ba báo cáo tài chính quan trọng (bên cạnh đó còn có bảng cân đối kế toán, hay còn gọi là báo cáo tình hình tài chính, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ), có tác dụng nêu bật lợi nhuận mà doanh nghiệp đã kiếm được trong một khoảng thời gian nhất định và giúp các nhà đầu tư phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp đó.
Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính được tham khảo nhiều nhất. Trong khi bảng cân đối kế toán đóng vai trò như một bức ảnh chụp nhanh về doanh nghiệp tại thời điểm bất kỳ, báo cáo kết quả kinh doanh lại có tác dụng phản ánh về một khoảng thời gian cụ thể, có thể là một quý hay một năm. Báo cáo kết quả kinh doanh tập trung vào lợi nhuận, được tính bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí (để xem công ty đang kiếm được bao nhiêu tiền từ từng nguồn và tất cả các nguồn). Khả năng kiếm lợi nhuận của công ty là một thông tin quan trọng cho những ai đang cần đánh giá hiệu suất và tiềm năng tương lai của công ty đó, đó có thể là nhà đầu tư, nhà phân tích, bên cho vay, chủ nợ, đối thủ cạnh tranh hay cơ quan quản lý. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn được gọi là báo cáo kết quả hoạt động hay báo cáo kết quả kinh doanh.
Ví dụ
Dựa trên ví dụ thực tế, dưới đây là phiên bản tóm tắt báo cáo kết quả kinh doanh của Amazon cho cả năm 2018. Bắt đầu là khoản mục doanh thu và khấu trừ đi các chi phí, chẳng hạn như chi phí bán hàng và dịch vụ, từ đó sẽ suy ra lợi nhuận của công ty:
Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giống như một cuộn video vậy...
Bản báo cáo này có chức năng tính toán lợi nhuận ròng của doanh nghiệp bằng cách cộng tổng doanh thu và trừ đi tổng chi phí trong một khoảng thời gian cụ thể. Đây là một trong những báo cáo tài chính được tham khảo nhiều nhất và giúp nhà đầu tư hiểu rõ về khả năng sinh lời (lợi nhuận hoặc doanh thu mà công ty tạo ra so với số tiền chi tiêu) và hiệu suất hoạt động của công ty (chi phí lớn nhất).
Báo cáo kết quả kinh doanh là một trong ba loại báo cáo tài chính chủ đạo, cùng với bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, với tác dụng giúp các nhà phân tích và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về tình hình tài chính và tiềm năng của một công ty. Báo cáo kết quả kinh doanh đặc biệt tập trung nhiều nhất vào việc tính toán doanh thu và chi phí của công ty, để cuối cùng tính toán lợi nhuận (số tiền mà công ty thực sự tạo ra). Vì lý do này, báo cáo kết quả kinh doanh còn được gọi là báo cáo lãi lỗ.
Mặc dù bảng cân đối kế toán cũng giúp nhà đầu tư nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của công ty tại bất kỳ giai đoạn nào, nhưng báo cáo kết quả kinh doanh được lập ra để báo cáo về thu nhập hoặc lợi nhuận của công ty trong một khoảng thời gian tài chính cụ thể, đó có thể là một năm hay một quý.
Bốn phần chính của báo cáo kết quả kinh doanh là doanh thu, chi phí, thuế và lợi nhuận. Doanh thu và chi phí là phần chính của báo cáo kết quả kinh doanh, thể hiện các hoạt động định kỳ của doanh nghiệp. Lãi và lỗ thể hiện các khoản đầu tư riêng của công ty và chúng thường chỉ là một phần nhỏ của báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn là một phần của các hoạt động không định kỳ.
Lợi nhuận ròng = (Doanh thu + thu nhập) - (Chi phí + Lỗ)
Điểm cốt lõi ở đây là báo cáo kết quả kinh doanh tính toán lợi nhuận ròng của công ty (lãi hoặc lỗ, còn được gọi là thu nhập ròng). Lợi nhuận ròng sau đó có thể được chia nhỏ để xác định lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, hoặc EPS, từ đó giúp các nhà đầu tư có cái nhìn rõ hơn về cổ phiếu.
Báo cáo kết quả kinh doanh và chỉ số lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) là những công cụ dùng để đánh giá hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí lớn nhất của doanh nghiệp đó và mức độ hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Ở góc nhìn đơn giản nhất, đây là dạng tài liệu chuẩn hóa dùng để xác định số tiền mà doanh nghiệp kiếm được (trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn có lãi) hoặc thua lỗ (khi làm ăn thua lỗ).
Đó là các mục tiêu chuẩn trong báo cáo kết quả kinh doanh được công bố công khai ở các công ty đại chúng. Tùy thuộc vào xu hướng thay đổi của các khoản mục này theo thời gian, lượng thông tin kèm theo có thể ảnh hưởng đáng kể đến cách đánh giá của các nhà phân tích đối với cổ phiếu, cũng như xu hướng giá của cổ phiếu đó trên thị trường chứng khoán. Điều này lại càng thể hiện rõ rệt qua mỗi quý khi đến kỳ công bố báo cáo tài chính. Các công ty tư nhân cũng có lập báo cáo kết quả kinh doanh, tuy nhiên họ sẽ không phải công bố công khai.
Báo cáo kết quả kinh doanh không chỉ hữu ích cho các nhà phân tích và nhà đầu tư, chúng cũng thường được ban quản trị công ty sử dụng để xác định xu hướng. Ví dụ, các nhà quản lý sẽ biết được những phân khúc nào của doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất, có biến động về chi phí hay không, và những sáng kiến nào đang mang lại lợi nhuận cao hơn.
Các chủ nợ và đơn vị cho vay như ngân hàng cũng xem báo cáo kết quả kinh doanh khi muốn biết liệu tổ chức mà họ cho vay tiền có khả năng trả lại tiền cho họ hay không. Các ngân hàng có thể phân tích báo cáo kết quả kinh doanh trước khi quyết định có cho một công ty vay hay không và họ cũng có thể sử dụng chúng trong trường hợp xem xét điều chỉnh hạn mức tín dụng.
Tất cả các thuật ngữ trên đều ám chỉ cùng một thứ. Lợi nhuận ròng được gọi một cách dễ hiểu hơn là “lãi ròng”, tức là thước đo lợi nhuận của một công ty sau khi trừ đi tất cả các chi phí và thuế.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh, lợi nhuận ròng hoặc thu nhập ròng được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí và lỗ (bao gồm cả các chi phí trả lãi vay và thuế). Số dư còn lại là khoản tiền mà công ty thực sự có thể nắm giữ mà hoàn toàn không có nghĩa vụ phải trả cho cổ đông hoặc cho khách hàng.
Doanh thu và thu nhập khác đều là số tiền mà doanh nghiệp tạo ra. Tuy nhiên, doanh thu là số tiền đến từ các luồng doanh thu cốt lõi của doanh nghiệp và là một trong những khoản mục đứng hàng đầu trong báo cáo kết quả kinh doanh vì đây là một phần của hoạt động kinh doanh và mang tính định kỳ. Thu nhập khác là số tiền doanh nghiệp thu được khi thực hiện bán tài sản nào đó chỉ trong một lần (chẳng hạn như bán bớt một khoản đầu tư bất động sản). Chính vì vậy, thu nhập khác là nguồn lợi không định kỳ đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Bởi vì khoản thu nhập này kém trọng yếu hơn so với hoạt động kinh doanh cốt lõi nên được trình bày ở các phần dưới trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Chi phí là khoản tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoạt động. Doanh nghiệp thường phát sinh một số loại chi phí chính như “giá vốn hàng bán” (chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất hàng hóa bán ra) hoặc “chi phí bán hàng, chi phí chung và chi phí quản lý doanh nghiệp” (được gọi là SG&A, tức là tất cả các chi phí không liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ). Tương tự như doanh thu, đây là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh và và các hoạt động định kỳ của doanh nghiệp, vì vậy chúng xuất hiện ở phần đầu báo cáo kết quả kinh doanh.
Lỗ là khoản mục thường ít phát sinh hơn, đôi khi không nhất quán và chỉ xảy ra một lần, chẳng hạn như khoản lỗ khi bán một thiết bị dài hạn với giá thấp hơn giá mua. Tương tự như lãi, lỗ phản ánh các sự kiện không liên quan đến hoạt động kinh doanh, do đó khoản mục này được đưa vào mục báo cáo không định kỳ nằm ở phần dưới trong báo cáo kết quả kinh doanh.
Bảng cân đối kế toán (hay còn gọi là báo cáo tình hình tài chính) là tài liệu ghi nhận nhanh về tình hình tài chính của công ty tại thời điểm bất kỳ, trong khi báo cáo kết quả kinh doanh cho biết công ty đang có lãi (hoặc lỗ) bao nhiêu trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một quý tài chính hoặc cả năm. Cả hai đều là những bản báo cáo tài chính được sử dụng rộng rãi nhất, giúp làm sáng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhưng các thành phần của chúng lại khác nhau.
Bảng cân đối kế toán là một phương trình cho thấy rằng tài sản của một công ty (những thứ công ty sở hữu) bằng với nợ phải trả của họ (những thứ công ty nợ) cộng với vốn chủ sở hữu của cổ đông (giá trị vốn chủ sở hữu của cổ đông trong trường hợp công ty đó đóng cửa, bán tài sản đi, hoặc trả các khoản nợ).
Trong khi đó, báo cáo kết quả kinh doanh chủ yếu tập trung vào lợi nhuận. Lợi nhuận ở báo cáo này được tính bằng cách lấy chênh lệch của (doanh thu + thu nhập khác) - (chi phí + lỗ), và đồng thời cũng cho thấy tác động của chi phí lãi vay và thuế, cùng với khấu hao.
Trong khi báo cáo kết quả kinh doanh nhấn mạnh về lợi nhuận doanh nghiệp (doanh thu - chi phí), báo cáo lưu chuyển tiền tệ lại tập trung đào sâu vào lượng tiền mặt ra vào công ty. Ví dụ, dòng tiền (hay lưu chuyển tiền) chảy vào một công ty có thể đến từ các hoạt động bán hàng hoặc vốn từ các nhà đầu tư, trong khi dòng tiền chảy ra khỏi công ty có thể là các khoản thanh toán cho các chi phí nào đó trong một giai đoạn tài chính cụ thể.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ba phần:
Kết hợp lại với nhau, báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ là ba trong số các báo cáo tài chính mà các nhà phân tích và nhà đầu tư thường xem để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động và tiềm năng của một công ty.
Đăng Khoa - Theo learn.robinhood.com