Trừ khi bạn đã giao dịch CFD trước đây, chúng cũng có thể là viết tắt của “Confusing Financial Doodads” (nguyên văn: những hình tượng tài chính khó hiểu), một sự nhầm lẫn thường trực xung quanh chủ đề này. Tuy nhiên, một khi bạn hiểu được bản chất của CFD, hay nói đúng hơn là “Contracts For Difference” (hợp đồng chênh lệch), và cách chúng hoạt động, thì giao dịch chúng sẽ ít mang tính kỹ thuật hơn rất nhiều so với vẻ bề ngoài.
Để hiểu toàn diện hơn về giao dịch CFD và những lợi ích tiềm năng liên quan đến việc sử dụng chúng, hãy cùng phát thảo chính xác xem CFD là gì, cũng như phân tích từng bước về những gì bạn cần biết để bắt đầu giao dịch chúng.
Hợp đồng chênh lệch, còn được gọi là CFD, là công cụ có thể giao dịch phản ánh chuyển động và hướng biến động của tài sản cơ sở mà không cần phải thực sự sở hữu tài sản đó. Tài sản cơ sở có thể là hàng hóa, cổ phiếu, chỉ số, tiền tệ hoặc tiền điện tử. Về cơ bản, CFD là một hợp đồng giữa hai bên để thanh toán khoản chênh lệch giữa giá mở hợp đồng của công cụ CFD và giá đóng hợp đồng của công cụ đó.
Tùy thuộc vào việc bạn nghĩ giá của một tài sản tài chính sẽ tăng hay giảm, bạn có thể mua hoặc bán một số đơn vị của một công cụ cụ thể. Đối với mỗi điểm giá của công cụ di chuyển theo hướng có lợi cho bạn, bạn sẽ nhận được biến động điểm nhân với số lượng đơn vị bạn đã giao dịch long (tăng) hoặc short (giảm). Tương tự như vậy, đối với mỗi điểm giá di chuyển chống lại vị thế của bạn, bạn sẽ mất khoản tiền bằng số điểm di chuyển nhân với số lượng đơn vị bạn đã giao dịch long (tăng) hoặc short (giảm).
Các nhà giao dịch có thể xác định hướng mà họ dự đoán thị trường sẽ di chuyển (tức là lên hoặc xuống) và giao dịch theo đó.
Tuy nhiên, nhà giao dịch cần nhớ giao dịch CFD là một sản phẩm sử dụng đòn bẩy, có nghĩa là bạn có nhiều sức mua hơn những gì bạn có trong tay để thực sự tận dụng khoản đầu tư của mình. Do đó, mặc dù lợi nhuận tiềm năng được phóng đại lên đáng kể, tổn thất tiềm năng cũng có thể trở nên trầm trọng hơn. Đây là lúc bạn thực sự cần đến một kế hoạch quản lý rủi ro mạnh mẽ!
Nếu bạn tin giá của một công cụ tài chính sẽ tăng lên, bạn long và thu được lợi nhuận từ mọi chuyển động tăng giá. Ngược lại, nếu bạn dự đoán rằng giá của một công cụ tài chính sẽ giảm, bạn short và thu được lợi nhuận từ mọi chuyển động giảm giá. Nếu thị trường không di chuyển theo hướng mà bạn đã dự đoán thì kết quả sẽ là thua lỗ.
Long (một giao dịch MUA) thường là con đường mà đa số các nhà giao dịch thực hiện. Họ mua các vị thế long trong cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa và những tài sản tương tự. Sau đó, họ giữ chúng trong một khoảng thời gian và hy vọng thị trường diễn biến theo hướng có lợi cho họ để có thể thu được lợi nhuận từ giao dịch.
Tuy nhiên, CFD thường di chuyển nhanh và giá của các công cụ CFD thường thay đổi nhanh chóng. Do đó, khó có khả năng bạn giữ vị thế của mình trong một khoảng thời gian dài đáng kể. Đây là lý do tại sao long và short đều có thể là những phương pháp giao dịch có nhiều lợi thế.
Ký quỹ về cơ bản là khoản tiền đặt cọc ban đầu cần thiết để mở và giữ một vị thế CFD. Số tiền ký quỹ yêu cầu thay đổi tùy thuộc vào công cụ có thể giao dịch. Ký quỹ được biểu thị bằng phần trăm giá trị của vị thế được nắm giữ và phụ thuộc vào biến động cũng như tính thanh khoản của công cụ đang được giao dịch. Ví dụ: với yêu cầu ký quỹ 0,5%, để giao dịch 1 USD cho mỗi vị thế, bạn chỉ cần 30 - 40 cent trong tài khoản của mình để mở giao dịch.
Các yêu cầu ký quỹ có thể được giới hạn thông qua việc thực hiện các lệnh cắt lỗ trên nền tảng giao dịch. Nếu một lệnh cắt lỗ được đặt thì yêu cầu ký quỹ ban đầu sẽ bằng số tiền bị mất nếu lệnh dừng thực sự được kích hoạt.
Trong giao dịch cổ phiếu truyền thống, bạn phải thanh toán toàn bộ giá trị cổ phiếu bạn muốn mua trực tiếp cho nhà môi giới. Ví dụ, Brett muốn mua 10.000 cổ phiếu và giá hiện tại của cổ phiếu đó là 15 USD. Trong giao dịch cổ phiếu truyền thống, Brett sẽ phải trả tổng giá trị cổ phiếu được mua 150.000 USD (10.000 x 15 USD).
Tuy nhiên, giao dịch CFD hoạt động bằng cách sử dụng đòn bẩy. Do đó, bạn chỉ được yêu cầu ký quỹ một tỷ lệ phần trăm nhỏ trong toàn bộ giá trị của công cụ cơ sở để mở vị thế bạn mong muốn. Điều này cho phép bạn tăng tiếp xúc với các biến động giá của công cụ CFD đó và có khả năng tham gia vào các vị thế lớn hơn khả năng bình thường của bạn. Điều quan trọng cần lưu ý là giao dịch CFD có rủi ro. Các khoản lỗ cũng được phóng đại bằng đòn bẩy và có thể khiến bạn mất nhiều hơn số tiền đầu tư ban đầu nếu bạn không có kế hoạch quản lý rủi ro.
Giao dịch CFD cung cấp cho nhà đầu tư đòn bẩy cao hơn nhiều so với giao dịch cổ phiếu thông thường. Đòn bẩy cung cấp bởi một số nhà môi giới CFD có thể bắt đầu ở mức yêu cầu ký quỹ thấp nhất là 0,20%. Yêu cầu ký quỹ càng thấp thì số vốn bạn cần bỏ ra càng ít và lợi nhuận tiềm năng càng lớn. Tuy nhiên, một lần nữa, điều quan trọng cần nhớ là đòn bẩy cao hơn cũng có thể làm tăng đáng kể các khoản lỗ tiềm năng.
Giao dịch CFD trực tuyến cung cấp cho bạn quyền truy cập vào thanh khoản trên thị trường tài sản cơ sở cũng như thanh khoản do nhà cung cấp CFD của bạn cung cấp.
Nhà đầu tư có thể thu lợi không chỉ từ thị trường có xu hướng tăng mà còn từ thị trường có xu hướng giảm. Điều này cho phép bạn thích ứng với thị trường và đầu tư phù hợp.
Các nhà môi giới CFD cung cấp quyền truy cập vào nhiều loại chứng khoán từ các thị trường tài chính thế giới để nhà đầu tư có thể giao dịch trên nhiều thị trường từ một nền tảng CFD duy nhất.
Giao dịch CFD trực tuyến cung cấp cho nhà đầu tư nhiều tùy chọn giao dịch bao gồm cổ phiếu, tiền tệ, hàng hóa, tiền điện tử và chỉ số.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi bạn giao dịch quyền chọn, tâm lý thị trường có thể ảnh hưởng đáng kể đến chi phí giao dịch. Tuy nhiên, CFD, khi bị giao dịch, thường phản ánh giá chính xác của chứng khoán cơ sở. Đối với CFD vốn cổ phần, điều đó cũng có nghĩa là bạn nhận được cổ tức nếu bạn đang nắm giữ một vị thế long. Tuy nhiên, nếu bạn đang giữ một vị thế short, bạn sẽ bị điều chỉnh trừ cổ tức từ nhà môi giới của mình.
Đòn bẩy hoạt động như một con dao hai lưỡi; nó cho phép bạn tận dụng thị trường ưa thích bằng cách tăng sức mua của bạn. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến khoản thua lỗ đáng kể có khả năng vượt quá số tiền gửi ban đầu của bạn, dẫn đến việc bạn thực sự nợ tiền nhà môi giới của mình.
Bạn phải đảm bảo rằng tài khoản giao dịch của mình luôn có đủ tiền. Nếu không, nếu số dư tài khoản của bạn giảm xuống dưới mức ký quỹ bắt buộc, nhà môi giới của bạn có quyền tự động đóng các vị thế đang mở của bạn.
Thị trường tài chính toàn cầu thường có thể biến động thường xuyên do mức độ biến động cao của thị trường, được phản ánh trực tiếp qua định giá của các công cụ CFD. Điều này có thể dẫn đến việc giá của các sản phẩm CFD nhanh chóng chuyển từ mức này sang mức khác, và do đó, có thể không thực thi được lệnh giao dịch ở giữa hai mức giá. Lệnh cắt lỗ có thể bị ảnh hưởng bởi điều này và có thể dẫn đến việc thực hiện lệnh cắt lỗ ở mức giá không thuận lợi so với mức giá bạn đặt ban đầu.
Khi nắm giữ các vị thế long CFD qua đêm, các nhà giao dịch phải chịu một khoản chi phí vay vốn. Tuy nhiên, nếu bạn đang nắm giữ một vị thế short CFD qua đêm, bạn sẽ được hoàn tiền vay vốn từ nhà môi giới của mình.
Giao dịch CFD cung cấp một loạt lợi thế, từ khả năng giao dịch nhiều loại công cụ tài chính đa dạng trên toàn cầu trên một nền tảng giao dịch duy nhất đến khả năng giao dịch long hoặc short, yêu cầu ký quỹ thấp hơn so với giao dịch cổ phiếu truyền thống và sử dụng đòn bẩy để tham gia vào các vị thế mà một nhà giao dịch bình thường có thể không tham gia được.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận thức được những rủi ro liên quan đến giao dịch CFD. Một điều rất quan trọng bạn cần nhớ khi sử dụng CFD để giao dịch trên thị trường tài chính là bạn chỉ nên giao dịch với số tiền mà bạn có thể chịu mất được.
Chọn đúng nhà môi giới CFD cũng là điều tối quan trọng để thành công. Hãy tìm một nhà môi giới không tính phí quá cao và có mức chênh lệch quá rộng và có thể thay đổi.
Huân Hà-Theo tradedirect365