Giống như bất kỳ nhà lãnh đạo nào, James Bond không ngừng học hỏi, sáng tạo, cởi mở và có khả năng phục hồi, vươn lên mạnh mẽ.
James Bond là một trong số điệp viên nổi tiếng nhất lịch sử màn ảnh. Các nhà sản xuất phim hiện tìm kiếm diễn viên có thể đồng hành cùng vai diễn này trong khoảng thời gian dài.
Nhà sản xuất James Bond - Barbara Broccoli - đã tiết lộ kế hoạch với điệp viên nổi tiếng sau lời tạm biệt của Daniel Craig kể từ No time to die (2021). Diễn viên 007 tiếp theo sẽ phải sẵn sàng ký tên trong một bản hợp đồng kéo dài ít nhất một thập kỷ nhằm "tái tạo" vai diễn đình đám này. Hiện tại, có khá nhiều ngôi sao được người hâm mộ réo tên trong danh sách ứng cử viên sáng giá cho vai diễn James Bond.
Sẽ phải mất một thời gian nữa mới có thông báo chính thức về nam diễn viên sẽ đồng hành cùng vai diễn huyền thoại này, nhưng có một điều chắc chắn rằng bất kỳ ai may mắn dành được vai diễn Điệp viên 007 đều cần thể hiện xuất sắc vai trò một nhà lãnh đạo bẩm sinh.
Ngoài những điểm yếu, những phút mềm lòng, sự yêu thương gắn bó với cộng sự và cả những sai sót, sai lầm, khi “choáng váng” trước những phụ nữ anh yêu, Điệp viên 007 vô cùng mạnh mẽ, rắn rỏi, can đảm “tả xung hữu đột” trên mặt trận tình báo.
Bạn đã bao giờ nhìn thấy một vệt bụi trên tay áo của Bond chưa? Người đàn ông này có thể đang nhìn chằm chằm xuống nòng súng của một khẩu AK-47 nhưng anh ta vẫn trông rất bảnh bao. Đối với một nhà lãnh đạo, ngoại hình và ấn tượng đầu tiên sẽ giúp củng cố cách nhìn nhận và sự tôn trọng mà người khác dành cho bạn. Điều đó chứng rằng bạn đã dành thời gian để mang tới cho mọi người phiên bản tốt nhất của bản thân và điều đó chắc chắn mang đến lợi thế cho bạn. Cho dù bạn mặc vest hay bắt chước áo phông đen và quần jean xanh thoải mái như Steve Jobs - hãy mặc nó thật đẹp.
Bond không “xù lông nhím”. Hoặc khi anh ta làm vậy, anh ta biết cách che giấu nó đi. Bạn sẽ nghĩ rằng việc cứu thế giới khỏi một thảm họa hạt nhân hoặc cuộc khủng hoảng tài chính rất dễ mất bình tĩnh - nhưng anh ấy không bao giờ mất bình tĩnh. Các nhà lãnh đạo thường sẽ thấy mình trong những tình huống khắc nghiệt, nhưng họ có thể giữ bình tĩnh trong các tình huống áp lực cao và suy nghĩ hiệu quả bằng chính khả năng của họ.
Có điều gì mà Điệp viên 007 không thể làm? Anh ta có thể bay/cưỡi/lái bất kỳ loại ô tô nào, nhảy qua những nóc tòa nhà cao nhất, làm chủ bất kỳ thiết bị nào, giải quyết êm đẹp bất kể tình huống nào và thậm chí tự pha chế ly rượu martini của riêng mình. Đây có thể là kết quả tuyệt vời của quá trình huấn luyện tình báo MI6 của Bond, nhưng tất cả đều hướng đến một mục tiêu là có thể tìm ra giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào anh ấy gặp phải. Các nhà lãnh đạo cần trau dồi một bộ kỹ năng đa dạng để có thể giải quyết bất kỳ trở ngại nào có thể xảy đến với họ.
Dù là Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công nhất thế giới luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chấp nhận rủi ro. Bond là minh chứng sống động cho việc việc chấp nhận rủi ro: chiến đấu trên tàu tốc hành, bên ngoài máy bay hay tháo cắt dây bom nổ chậm. Điều đáng nói là Bond đã chết từ lâu (và thế giới còn tệ hơn thế nữa) nếu anh ấy không chấp nhận rủi ro lớn để nhận được thành quả lớn lao hơn. Ở mọi trường hợp, bạn sẽ thấy rằng chấp nhận rủi ro sẽ giúp bạn có cơ hội đạt được những thành quả xứng đáng.
Toàn bộ loạt phim về James Bond là một loạt phim liên tục đổi mới chính mình. Kể từ khi xuất bản "Casino Royale" vào năm 1952, James Bond của Ian Fleming đã là một mật vụ tài ba, một đặc vụ chính phủ sành sỏi, người đã đi khắp thế giới trong khi nhấm nháp ly rượu vodka martini và thu hút những người đẹp nóng bỏng. Điệp viên 007 bước lên màn ảnh rộng và trở thành biểu tượng văn hoá đại chúng qua sự hoá thân của 6 nam tài tử huyền thoại trong 25 bộ phim. Mỗi nam diễn viên chính tiếp theo đều cố gắng tiếp tục phát triển lên thành phiên bản tốt nhất của chàng điệp viên hào hoa này. Không ngừng sáng tạo, đó cũng giống như điều mà tất cả các nhà lãnh đạo giỏi nên làm.
Yến Anh-Theo gqindia