Thông thường khi nhắc đến chỉ báo trong giao dịch forex, người ta sẽ nghĩ ngay đến indicators (chỉ báo kỹ thuật) và cho rằng chỉ có các trader phân tích kỹ thuật mới dùng đến chỉ báo. Tuy nhiên, các trader phân tích cơ bản cũng dùng các chỉ báo kinh tế để dự đoán về biến động giá trên thị trường. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng tham khảo một số chỉ báo kinh tế nổi bật trên thị trường.
Chỉ báo kinh tế (economic indicators) là các dữ liệu được tính toán dựa trên thực trạng nền kinh tế của một quốc gia. Các chỉ báo kinh tế quan trọng nhất của một quốc gia và cũng là những chỉ báo kinh tế được sử dụng chủ yếu trong phân tích cơ bản trên thị trường ngoại hối, bao gồm: Lãi suất, Lạm phát, GDP, Tỷ lệ thất nghiệp, CPI…
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Cụ thể, lãi suất (I/m) là phần trăm tiền gốc (P) phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian (m) mỗi thời kỳ (thường được tính theo năm).
Hiểu một cách đơn giản, lạm phát là sự gia tăng mức giá chung. Khi mà các lợi ích được nhận phải được trao đổi bằng nhiều vật chất hơn. Khác biệt được so sánh với các giai đoạn hoạt động kinh tế khác nhau. Đồng tiền khi đó mất đi các giá trị so với khoảng thời gian trước đó. Trong khi giảm phát là sự suy giảm mức giá chung.
Khi nền kinh tế trải qua lạm phát, giá trị của đồng tiền giảm xuống. Đồng thời dẫn đến các nhu cầu cũng bị ảnh hưởng. Người ta phải cân đối lại thu nhập với các nhu cầu tiêu dùng trên thực tế đang được tiến hành ổn định. Chỉ số nhận định giúp thấy được giá trị tác động.
GDP là thước đo tổng sản lượng và tổng thu nhập của một nền kinh tế. Cũng như thể hiện cho khả năng tìm kiếm các giá trị lợi ích thực tế. Được thực hiện thống kê và đánh giá thường xuyên, ổn định trong hoạt động của chính phủ. Có những ý nghĩa phản ánh nhất định đối với phúc lợi kinh tế của xã hội. Cũng như đánh giá cho mức tăng trưởng có hiệu quả hay không ở các năm tài chính.
– Công thức: GDP = Tổng giá trị tăng thêm theo sản xuất + Thuế giá trị gia tăng phải nộp + Thuế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối với phản ánh mức độ của giá tiêu dùng. Với xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Khi đó, sự biến động đó có tác động như thế nào. Nó có dịch chuyển hợp lý với các lợi ích mà con người nhận về tương xứng không. Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua.
CPIt = Chi phí để mua giỏ hàng hóa thời kỳ /Chi phí để mua giỏ hàng hóa kỳ cơ sở *100%.
Trong số các chỉ báo kinh tế kể trên thì Lạm phát, GDP, Tỷ lệ thất nghiệp hay CPI đều được tính toán trên những số liệu có thực của nền kinh tế. Còn với Lãi suất, chỉ báo này được công bố bởi Cục Dự Trữ Liên Bang (FED), lãi suất sẽ được điều chỉnh để phù hợp với thực trạng của nền kinh tế được thể hiện thông qua các chỉ báo khác.
Để sử dụng chỉ báo kinh tế trong phân tích, nhà đầu tư cần sẽ theo dõi chúng trên Lịch kinh tế (Economic Calendar). Trader quan tâm đến cặp tỷ giá nào thì sẽ theo dõi các chỉ báo kinh tế của quốc gia có trong cặp tiền đó, nhưng không bao giờ bỏ qua các chỉ báo kinh tế của Mỹ. Do đó, các nhà đầu tư nên biết lựa chọn và sử dụng các chỉ báo phù hợp để phát huy hiệu quả tối đa, trở thành công cụ hữu hiệu giúp các bạn đưa ra quyết định chính xác. Chúc các bạn thành công!
Hoa Nguyễn