logo
IQX_Poster4_1170x250-1.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 06/02/2023

Bản tin tài chính tuần 06/02 – 10/02/2023

Tổng hợp tin tức cho tuần 06/02 – 10/02 hãy cùng Investo.vn cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Bản tin tài chính

Đây sẽ là một tuần mà lịch trình kinh tế không quá sôi động, nhưng vẫn có nhiều diễn biến buộc thị trường cần cân nhắc sau đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hồi tuần trước, và các số liệu vượt dự kiến trong bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được công bố hôm thứ Sáu (3/2). Bên cạnh đó, mùa báo cáo tài chính sẽ tiếp tục diễn ra sôi động với tâm điểm chú ý là cổ phiếu của các công ty truyền thông và tiêu dùng. Ở một diễn biến khác, Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) chuẩn bị tăng lãi suất thêm một lần nữa, trong khi dữ liệu được công bố tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và tại Anh cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ.

  1. Bài phát biểu của Chủ tịch FED Powell.

Báo cáo việc làm mạnh hơn nhiều so với dự kiến của Mỹ được công bố vào thứ Sáu tuần trước buộc các nhà đầu tư phải điều chỉnh kỳ vọng về các chính sách diều hâu của FED trong nỗ lực kiềm chế lạm phát. Do đó, sự tập trung của thị trường sẽ đổ dồn vào bài phát biểu của Chủ tịch FED Jerome Powell trong ngày thứ Ba.

Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ được công bố vào thứ Sáu tuần trước, nền kinh tế nước này đã tạo thêm 517 nghìn việc làm trong tháng Một, gần gấp ba lần so với dự kiến.

Cũng trong tuần trước, Chủ tịch FED Jerome Powell thừa nhận đã có tiến bộ trong cuộc chiến chống lạm phát, nhưng dữ liệu việc làm cao bất ngờ có khả năng khiến ngân hàng Trung ương Mỹ phải tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian dài hơn.

Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư đang ngày càng lo ngại rằng việc tăng lãi suất mạnh mẽ của FED sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Một báo cáo cập nhật về thị trường lao động liên quan đến số lượng đơn đăng ký nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu sẽ được công bố vào thứ Năm, trong khi một số quan chức FED khác dự kiến sẽ phát biểu trong tuần này, bao gồm Chủ tịch FED chi nhánh New York John Williams, Chủ tịch FED chi nhánh Minneapolis Neel Kashkari và Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta Raphael Bostic.

  1. Mùa báo cáo tài chính

Mùa báo cáo tài chính tại Mỹ tiếp tục diễn ra sôi động với tâm điểm chú ý là cổ phiếu các công ty truyền thông và tiêu dùng.

Lần lượt vào thứ Tư và thứ Năm, Walt Disney (NYSE: DIS), công ty đang phải đối mặt với những tranh chấp liên quan đến các vị trí trong hội đồng quản trị, và News Corp (NASDAQ: NWSA), công ty đã hủy bỏ kế hoạch tái hợp với Fox Corp, sẽ công bố báo cáo tài chính. Trong khi đó, New York Times (NYSE: NYT) dự kiến cũng sẽ công bố báo cáo tài chính vào thứ Tư.

Báo cáo tài chính từ PepsiCo (NASDAQ: PEP) và Kellogg (NYSE: K) vào thứ Năm sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách người tiêu dùng đang đối phó với lạm phát. Ngoài ra, hơn 90 công ty thuộc nhóm S&P 500 dự kiến sẽ công bố báo cáo tài chính trong tuần này.

Trong bối cảnh 190 công ty đã công bố báo cáo tài chính, lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm S&P 500 trong quý IV dự kiến sẽ giảm 2,4% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm này lớn hơn đáng kể so với mức giảm 1,6% được dự báo ngày 1/1 theo dữ liệu của Refinitiv.

  1. Động thái của các ngân hàng Trung ương

Các thị trường đang mong đợi một đợt tăng lãi suất 0,25 điểm % của Ngân hàng Dự trữ Australia (RBA) sau khi lạm phát của nước này trong quý trước tăng lên mức cao nhất trong 33 năm, bất chấp chiến dịch thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh mẽ của RBA.

Các dữ liệu kinh tế khác của nước này cũng phát đi những tín hiệu đáng lo ngại, khi doanh số bán lẻ ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, trong khi giá nhà giảm mạnh nhất trong hơn 4 thập kỷ qua.

Tuy nhiên, triển vọng của đồng đô la Australia không bị ảnh hưởng trước những tác động trên. Nếu việc mở cửa trở lại của Trung Quốc sau đại dịch COVID-19 diễn ra đúng hướng, giá trị của đồng đô la Australia sẽ tăng cao.

Trong khi đó, cuộc chiến chống lạm phát của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) có thể sẽ sớm kết thúc. Các chuyên gia dự báo, RBI sẽ thực hiện thêm một đợt tăng lãi suất ở mức 0,25 điểm %, trước khi tạm dừng thắt chặt chính sách tiền tệ.

  1. Các dữ liệu từ Khu vực đồng tiền chung châu Âu

Bình luận của các quan chức Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ nhận được nhiều sự chú ý, sau khi ECB tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % vào thứ Năm tuần trước và cam kết sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng Ba.

Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã trích dẫn việc lạm phát cơ bản tăng cao để giải thích lý do ECB vẫn phải tiếp tục hành động.                                                                                                                                   Phó chủ tịch ECB Luis de Guindos và thành viên Ban điều hành Isabel Schnabel sẽ phát biểu trong những ngày tới, cùng với Chủ tịch ngân hàng trung ương Đức Joachim Nagel.

Vào thứ Năm, Đức sẽ công bố dữ liệu lạm phát tháng Một, vốn đã bị trì hoãn trong tuần trước. Các số liệu dự kiến sẽ cho thấy, đà tăng giá cả tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ tăng tốc trở lại.

Trước đó, vào thứ Hai, Đức cũng sẽ công bố dữ liệu về số lượng đơn đặt hàng của các nhà máy, tiếp đó là báo cáo về sản xuất công nghiệp sẽ được công bố vào thứ Ba.

  1. Nền kinh tế Anh tránh được nguy cơ suy thoái

Vào thứ Sáu, Anh sẽ công bố dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Dự kiến, các số liệu sẽ cho thấy nền kinh tế Anh đã đi ngang trong quý IV, tránh được suy thoái trong gang tấc.

Trong tuần trước, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) cho biết nước Anh vẫn sẽ rơi vào một cuộc suy thoái trong năm nay. Tuy nhiên, mức độ suy thoái có thể sẽ nhẹ hơn so với lo ngại trước đây, chủ yếu là do giá năng lượng đã giảm và lãi suất thị trường thấp hơn kỳ vọng.

Vào thứ Năm tuần trước, BOE đã tăng lãi suất trong cuộc họp thứ mười liên tiếp, tuy nhiên giới hoach định chính sách cũng cho biết, tình hình cuộc chiến chống lạm phát đang dần thay đổi.

Nền kinh tế Anh đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng năng lượng trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine tiếp tục kéo dài. Ngoài ra, nền kinh tế nước này cũng đã phải chịu sự sụt giảm lớn về quy mô lực lượng lao động cùng với đầu tư kinh doanh thấp và tăng trưởng năng suất yếu thời kỳ hậu Brexit.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 03/02

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

4.136,48

-1,04%

+1,62%

+6,20%

NASDAQ (Mỹ)

12.006,95

-1,59%

+3,31%

+13,60%

DOW JONES (Mỹ)

33.926,01

-0,38%

-0,15%

+0,88%

DAX (Đức)

15.476,43

-0,21%

+2,15%

+5,93%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

27.509,46

+0,39%

+0,46%

+5,91%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

3.263,41

-0,68%

-0,04%

+3,35%

HANG SENG (Hong Kong)

21.660,47

-1,36%

-4,53%

+3,19%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 03/02

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Amazon.com, Inc. (AMZN)

-8,43%

103,39 USD

Ford Motor Company (F)

-7,61%

13,23 USD

Starbucks Corporation (SBUX)

-4,44%

104,30 USD

American Express Company (AXP)

+3,31%

178,86 USD

Alphabet Inc. (GOOG)

-3,29%

105,22 USD

 

Nhận định về giá vàng – tiền tệ cho ngày 06/02

Vàng: Giá vàng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 1.881,65 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.901,86 và 1.938,85. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.881,65 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.844,66 và 1.824,45.

Vùng hỗ trợ S1: 1.844,66

Vùng kháng cự R1: 1.901,86

Bản tin tài chính tuần 06/02 – 10/02/2023

Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2122 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2194 và 1,2337. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2122 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,1979 và 1,1907.

Vùng hỗ trợ S1: 1,1979

Vùng cản R1: 1,2194

Bản tin tài chính tuần 06/02 – 10/02/2023

Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong thời gian tới. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0842, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0891 và 1,0989. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0842 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0744 và 1,0695.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0744

Vùng cản R1: 1,0891

Bản tin tài chính tuần 06/02 – 10/02/2023

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 130,22, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 132,12 và 133,09. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 130,22, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 129,25 và 127,35.

Vùng hỗ trợ S1: 129,25

Vùng cản R1: 132,12

Bản tin tài chính tuần 06/02 – 10/02/2023

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang tăng nhẹ nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3379 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3449 và 1,3498. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3379, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3330 và 1,3260.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3330

Vùng cản R1: 1,3449

Bản tin tài chính tuần 06/02 – 10/02/2023

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến

Cùng chuyên mục

Foxi_Banner_370x700.gif