logo
IQX_Poster4_1170x250-1.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 28/12/2020

Đầu Tư Cưỡi Sóng Đại Dịch Sắp Tới Hồi Kết

Sau nhiều tháng vật lộn với lạm phát, bệnh nền và tâm lý lo lắng khó đoán định, sang năm 2021, nhà đầu tư có thể quay về với sở trường của họ: chiết khấu lợi nhuận tương lai.

Lệnh giới nghiêm thắt chặt của chính phủ và số lượng ca nhiễm Covid-19 gia tăng khiến mùa đông này khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, các vắc-xin hiệu nghiệm được lưu hành tại châu Âu và Mỹ đồng nghĩa với việc giới phân tích thị trường có thể từ bỏ các “ý kiến chuyên gia” như những nhà dịch tễ học a-ma-tơ. Đã đến lúc để họ trở về với việc phân tích dữ liệu kinh tế, nghiên cứu các báo cáo lợi nhuận và đánh giá thô rủi ro chính trị. Đặc biệt, các nhà đầu tư Mỹ cần quan sát kỹ những tổn thương dai dẳng mà lực lượng lao động vẫn phải hứng chịu, rủi ro mới đối với tài chính doanh nghiệp, và sự trở lại của căng thẳng toàn cầu với Trung Quốc.

Đầu tư vẫn là một nghệ thuật hơn là một môn khoa học. Tuy nhiên, cú sốc từ đại dịch và các phản ứng chính sách quy mô lớn đòi hỏi chúng ta đưa ra những giả định phi thường dựa trên các ước lượng được tính toán dựa vào các phỏng đoán. Những chuyên gia thực sự về bệnh truyền nhiễm đã quen với tốc độ lây lan của Covid-19.

Đặc biệt tại Mỹ, các đảng phái chính trị đã nhào nặn từ khoa học ra những câu chuyện xung đột với nhau và từ đó có những phản ứng chính sách và quy mô cách ly xã hội khác nhau. Bủa vây giữa một ma trận các diễn biến, giới phân tích tài chính vô định trong việc tiên liệu tâm lý lo sợ và các hành vi khả dĩ của thị trường. Khi nào người dân sẽ bắt đầu mua sắm trở lại? Khi nào họ sẽ đi tàu? Khi nào họ dám bắt tay nhau?

Sau một mùa đông nhiều thử thách, đà phục hồi rất có khả năng sẽ tăng tốc khi nỗi sợ về virus corona dịu dần. Thậm chí thị trường hiện tại, vốn đang được định giá cao, vẫn có thể tiếp tục tăng. Chúng ta sẽ chứng kiến một cơn sốt mua sắm, du lịch và tiệc tùng ăn mừng sau thời gian dài bị kìm nén.

Trước khi kịp nhận ra, chúng ra đã dấn thân sâu vào trạng thái bình thường mới và tự hỏi vì sao nó lại giống trạng thái bình thường cũ đến vậy, trừ một vài tổn thương do cơn sang chấn mà năm nay đem lại.

Dữ liệu thị trường lao động Mỹ không còn dao động mạnh như trong giai đoạn giãn cách xã hội vào mùa xuân năm nay và đã trở về đà tăng dần thường thấy. Nhiều việc làm đã được hồi sinh, nhưng đà phục hồi vẫn còn chậm, khi mà số lượng đơn khai báo thất nghiệp lần đầu đang tăng dần đạt ngưỡng 1 triệu/tuần. Đối với nhóm thất nghiệp dài hạn ngày một đông đảo, tìm kiếm một công việc ổn định sẽ ngày càng trở nên khó khăn.

Một gói cứu trợ mới sắp được ban hành, nhưng hàng tháng trời chờ quốc hội phê chuẩn và đợt giãn cách xã hội mùa đông mới được áp dụng sẽ khiến tốc độ phục hồi chậm lại và trở nên khó khăn hơn. Hãy nhớ lại, các chuyên gia dự báo kinh tế đã lo ngại về tốc độ tăng trưởng trì trệ toàn cầu từ rất lâu trước khi phần lớn trong số chúng ta lần đầu nghe tới cụm từ “virus corona”.  Những thách thức muôn thuở từ thay đổi về cấu trúc dân số, sáng tạo công nghệ và tiền gửi tiết kiệm, vẫn còn đó.

Trong lúc các dữ liệu kinh tế phác thảo một bức tranh rõ nét hơn về tình hình chung, các doanh nghiệp đã quay trở về guồng công bố chỉ dẫn về lợi nhuận sau nhiều tháng tạm ngừng giữa cao điểm bất trắc. Giá cổ phiếu còn rất lâu nữa mới bình ổn trở lại, song chặng đường phía trước không có gì xa lạ. Nhà đầu tư có thể tận dụng nó để mài sắc năng lực và đưa ra những dự báo hợp lý để xác định giá cả thị trường trong hiện tại.

Nhiều tài khoản có rủi ro cao đã tăng giá trong bối cảnh thị trường hào hứng trước tin tức về vắc xin. Tuy nhiên, chúng sẽ sớm sẽ phải gia nhập cuộc đua “lấy lòng” nhà đầu tư. Trong lúc các doanh nghiệp lớn dồi dào thanh khoản trong ngắn hạn, các chuyên gia phân tích cần xác định mô hình kinh doanh nào sẽ đem lại thanh khoản trong dài hạn khi xuất hiện các thói quen làm việc, mua sắm và đi lại mới. Các khoản đầu tư mới đổ vào công nghệ phục vụ làm việc tại nhà sẽ nới rộng biên lợi nhuận của một số cổ phiếu, nhưng không phải tất cả. Một số ban điều hành công ty sẽ chi trả phần vốn thặng dư cho cổ đông, song một số khác sẽ khó cưỡng lại các thương vụ sát nhập nhiều bất cập.

Cuối cùng, trong khi các nhà đầu tư hậu đại dịch đưa ra những nhận định mù mờ về hồi phục dựa trên các website y tế công mơ hồ, họ cũng có thể đưa ra các đánh giá đầy tham vọng về rủi ro chính trị toàn cầu như vẫn từng làm. Vế sau ít nhất vẫn quen thuộc hơn đối với họ, ngay cả khi nhận định của họ là trật tự thế giới tiếp tục tan rã. Đại dịch đã gia tăng tốc độ nới rộng của khoảng cách về tài sản, hiểu biết công nghệ và cam kết hội nhập toàn cầu.

Thách thức khó nhằn nhất là quan hệ phức tạp giữa Mỹ và Trung Quốc. Mối quan hệ này đã trở nên phức tạp và cảm tính hơn sau khi hai bên không ngừng réo tên và cáo buộc qua lại trong những tháng đầu đại dịch. Trong khi đó, chính quyền mới của Biden đã hứa sẽ khắc phục quan hệ với các đồng minh, song họ đã có thái độ hoài nghi trước một nước Mỹ tập trung vào đối nội. Danh sách các thách thức có thể làm tăng tỉ lệ chiết khấu hoặc giá dầu còn dài: biến đổi khí hậu tăng tốc, an ninh mạng và quan ngại muôn thuở về căng thẳng Trung Đông.

Năm mới sẽ sớm trở nên quen thuộc đối với các nhà đầu tư vượt qua cú sốc Covid-19 chủ yếu nhờ “ăn may” trong khi vẫn giả vờ biết cách đọc biểu đồ. Song bình ổn trở lại đồng nghĩa với việc phải biết cách né các mối nguy cũ và hiểu rằng một vài trong số đó – tăng trưởng kinh tế chậm lại, thay đổi mô hình kinh doanh và căng thẳng toàn cầu gia tăng – đã trở nên nguy hiểm hơn.

Thu Trang - Theo Barrons

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.

Ý kiến

Foxi_Banner_370x700.gif