Thời gian sắp tới, các nhà đầu tư thông minh cần chú ý đến các rủi ro liên quan đến kiện tụng khi đầu tư vào các ông lớn công nghệ. Nhất là trong bối cảnh các quy định pháp lý và điều tiết ngày càng căng thẳng.
Sau hơn một thập kỷ áp dụng các quy tắc điều tiết mềm mỏng đối với các công ty đầu ngành công nghệ, chính phủ Hoa Kỳ đã thay đổi chính sách trong hai năm gần đây. Các ông lớn công nghệ đang hứng chịu cơn giận của các nghị sĩ cả hai cánh tả và hữu, cũng của như các quan chức cấp tiểu bang. Washington đang trở nên khắt khe hơn, liên tục khởi tố các vụ kiện pháp lý nhằm kiềm chế các công ty này.
Tuy nhiên, có một ông lớn đã thoát khỏi danh sách đối tượng bị truy tố của các luật sư, đó là Microsoft (NASDAQ:MSFT). Đây chính là lý do vô cùng quan trọng mà nhà đầu tư không nên bỏ qua.
Facebook (NASDAQ:FB) là mục tiêu rõ ràng nhất của chính phủ Hoa Kỳ trong năm qua. Tổng thống Trump đã rất nỗ lực đảo ngược Điều 230 trong Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông của Hoa Kỳ với một lệnh hành pháp vào tháng năm. Sau đó, ông tiếp tục đe dọa phủ quyết Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng hàng năm nếu văn kiện này không bao gồm điều khoản loại bỏ Điều 230.
Tuy nhiên, mệnh lệnh hành pháp này đã bị thách thức trước toà trên cơ sở pháp lý và hiến pháp. Đồng thời, đạo luật bị Trump đe dọa đã được lưỡng viện thông qua với đa số không thể phủ quyết.
Vụ kiện chống độc quyền cấp tiểu bang liên quan đến thương vụ mua lại Instagram và WhatsApp của Facebook. Với 46 tổng chưởng lý tiểu bang và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) khởi tố là nguy cơ lớn nhất đối với công ty vào lúc này.
Thách thực này liên quan đến chính sách của kho ứng dụng App Store. Epic Games, Công ty chủ quản của trò chơi Fortnite đã khởi kiện Apple. Lý do vì Apple không muốn trả khoản hoa hồng 30% doanh thu tựa game nổi tiếng này. Nó được thu về từ các giao dịch trong ứng dụng trên iOS.
Gần đây, Cydia cũng đã khởi kiện Apple với lý do tương tự. Họ cho rằng mô hình kinh doanh App Store trên iOS là độc quyền bất hợp pháp. Trong đơn đệ trình lên toà án liên bang, Cydia tuyên bố kho ứng dụng cho iOS của công ty này (không được cấp phép bởi Apple) đã ra đời trước khi Apple ra mắt App Store. Công ty này cho rằng kho ứng dụng này đã không được sử dụng trên iOS do hành vi chống cạnh tranh của Apple.
Vụ kiện liên quan đến nền tảng thương mại điện tử của mình. Các nguyên đơn cáo buộc Amazon lạm dụng sức mạnh độc quyền của mình để áp đặt giá sản phẩm của các cửa hàng bên thứ ba.
Ông lớn cuối cùng trong danh sách, Alphabet thì đang đối mặt với một vụ kiện bắt đầu từ tháng mười. Bộ Tư pháp và 11 tổng chưởng lý tiểu bang cáo buộc ông lớn này có các hành vi độc quyền trái phép trên thị trường tìm kiếm trực tuyến. Trong một báo cáo gần đây, Wall Street Journal cho biết có một số vụ kiện khác liên quan đến người khổng lồ công cụ tìm kiếm đang trong được chuẩn bị khởi tố.
Không nằm trong danh sách kiện tụng sẽ mang về cho Microsoft nhiều ưu thế. Đầu tiên phải kể đến vấn đề nguồn lực. Càng dành nhiều thời gian để phản hồi các yêu cầu điều tra của chính phủ, ban lãnh đạo các công ty càng có ít thời gian tập trung vào chiến lược phát triển cấp cao của công ty. Ngoài ra, các vụ kiện còn có khả năng dẫn đến các khoản tiền phạt. Mặc dù hai thiệt hại trên không thực sự quan trọng đối với các ông lớn công nghệ, ban lãnh đạo các công ty cũng không thể bỏ qua các rủi ro này.
Rủi ro lớn nhất đối với các ông lớn là các vụ kiện sẽ buộc họ phải thay đổi mô hình kinh doanh của mình. Đặc biệt là ảnh hưởng đến chiến lược mua bán và sáp nhập của các công ty. Vụ kiện Facebook đang đối mặt đòi hỏi phải xem xét lại các thương vụ sáp nhập đã hoàn tất từ 5 năm trước. Đây là tín hiệu các hoạt động mua bán sáp nhập trong lĩnh vực công nghệ sẽ bị điều tra khắt tre hơn trong tương lai. Tuy nhiên, Microsoft đã liên tục mua lại nhiều công ty gần đây mà không gặp phải bất kì sự phản đối nào từ các nhà hành pháp.
Phần lớn số tiền này được dùng để mua lại GitHub với giá trị 7.5 tỷ USD. Trong năm tài khóa 2020 (kết thúc vào ngày 30 tháng 6), công ty cũng đã tiến hành hơn mười vụ sáp nhập khác. Hoạt động mua bán sáp nhập trong năm tài khóa 2021 có thể còn sôi động hơn trong năm 2019. Microsoft đã thông báo vào tháng chín thương vụ mua lại ZeniMax Media với giá 7.5 tỷ USD.
Nhà đầu tư thường sử dụng một trong hai cách tiếp cận sau khi đánh giá rủi ro pháp lý. Cách tiếp cận thứ nhất là bán tháo cổ phiếu trước khi có đầy đủ thông tin về các kết luận của tòa án, cũng như các hệ lụy của vụ kiện. Cách tiếp cận thứ hai, đã được thừa nhận hiệu quả trong thập kỷ vừa qua, là bỏ qua các lo ngại không được thẩm định thích hợp và tiếp tục giữ cổ phiếu. Hai cách tiếp cận này đều hơi thái quá và không thực sự hợp lý.
Cách tiếp cận tốt nhất cho dài hạn là đánh giá có hệ thống các rủi ro một cách thích hợp. Trớ trêu thay, ta có thể học từ vụ kiện của Microsoft trong quá khứ để đánh giá xem việc siết chặt các quy định có tác động như thế nào đến các ông lớn công nghệ hiện nay. Vào năm 2000, một thẩm phán liên bang ban đầu đã phán quyết rằng việc tích hợp Internet Explorer vào hệ điều hành Windows là hành vi vi phạm luật chống độc quyền. Ông đã ra lệnh chia tách Microsoft giống như các án lệ chống độc quyền khác.
Bộ Tư pháp đã dàn xếp vụ kiện với hàng loạt nhượng bộ từ phía Microsoft. Nó bao gồm cả việc chia sẻ API cho các nhà phát triển độc lập bên thứ ba. Sau đó, Internet Explorer ngày càng có ít người dùng và các cổ đông của Microsoft đã có một “thập kỷ mất mát” do nhiều lý do không liên quan đến vụ kiện. Kết quả các vụ kiện hiện tại có thể không nghiêm trọng như vậy, có thể Washington chỉ đang muốn gởi một thông điệp đến các ông lớn công nghệ. Tuy nhiên, Microsoft đã không còn nằm trong tầm ngắm của các nhà lập pháp Hoa Kỳ lần này.
Các rủi ro điều tiết và pháp lý trong ngành công nghệ đã không rõ ràng trong những năm gần đây. Nhưng nhà đầu tư cần phải cảnh giác hơn với các rủi ro này khi thẩm định đầu tư. Quyết định đầu tư của bạn không nên bị chi phối bởi các lo ngại không xác đáng. Tuy nhiên chúng chắc chắn đáng để bạn lưu ý khi đánh giá danh mục đầu tư của mình.
Thúc Huân - Theo fool