logo
IQXBanner_Investo-2.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ sáu, 20/12/2019

Vì Sao Wall Street Cho Rằng Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Đang Trên Đà Tăng Bất Thường?

Phải chăng thị trường đang ở giai đoạn sơ khởi cho đợt tăng bùng phát tài sản rủi ro vào quý một?

Phải chăng thị trường chuẩn bị tiến vào giai đoạn tăng bất thường để xác lập kỷ lục mới? Phải chăng thị trường chuẩn bị tiến vào giai đoạn tăng bất thường để xác lập kỷ lục mới?

Đó là câu hỏi mà một số chiến lược gia thị trường đang tìm cách khám phá khi Chỉ số Công nghiệp Trung bình Dow Jones DJIA, -0,10%, S&P 500 SPX, -0,04% và Nasdaq Composite COMP, +0,05% cùng phối hợp đóng cửa ở mức cao nhất mọi thời đại, với hy vọng Mỹ và Trung Quốc có thể đi đến một hiệp định thương mại sơ bộ để giải quyết cuộc chiến kéo dài về thuế nhập khẩu.

Một số cơn gió ngược địa chính trị khác, ít nhất cũng dần giảm dần trong thoáng chốc, bao gồm những lo ngại về tình trạng không chắc chắn quanh con đường ly khai EU đầy bế tắc của Anh sẽ ảnh hưởng thế nào đến thị trường chứng khoán Mỹ.

Nhận định từ các chuyên gia

Các nhà phân tích tại Bank of America Merrill Lynch, dẫn đầu bởi chiến lược gia Michael Hartnett, đã mô tả thị trường đang ở giai đoạn “sơ khởi của những bùng phát tài sản rủi ro đầy bất thường vào quý một năm 2020”, khi Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn hỗ trợ rất nhiều cho thị trường và nền kinh tế đã cho thấy một số dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.

Giám đốc đầu tư của UBS Global Wealth Management Mark Haefele nói rằng thỏa thuận thương mại Trung-Mỹ một phần đóng góp rất lớn vào luận điểm tăng giá mà một số chiến lược gia áp dụng. “Nó có thể mở khóa thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ tăng cao hơn nữa, nhờ niềm tin kinh doanh được cải thiện và hoạt động đầu tư được phục hồi”, Haefele viết.

Liệu sẽ có một đợt giảm giá đáng kể?

Điều quan trọng cần lưu ý là đợt tăng bất thường được các học giả thị trường coi là giai đoạn cuối của bong bóng tài sản và nó thường, nhưng không phải lúc nào cũng theo sau đợt sụt giảm đáng kể về giá trị cổ phiếu. Các nhà chiến lược đã dự đoán về những đợt tăng bất thường trong 18 tháng qua, với những lo ngại về tăng trưởng kinh tế Mỹ mở rộng trong năm thứ 11 liên tiếp, được hỗ trợ bởi những lo ngại rằng sẽ không thể tránh khỏi đợt thoái trào của thị trường chứng khoán Mỹ và nền kinh tế.

Một số người tham gia thị trường ủng hộ quan điểm các chỉ số vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm lợi nhuận khi chỉ số S&P 500 tăng gần 27,3% trong năm nay, chỉ số Dow mang về lợi nhuận khoảng 21% trong năm nay và Nasdaq đã tạo ra khoản lợi nhuận khoảng 33% trong năm nay, theo dữ liệu Factset.

Hiệu suất mạnh mẽ cũng đã chuyển thành lợi nhuận vượt trội với các chỉ số vốn hóa nhỏ khi Russell 2000 RUT, + 0,25%, đang trên đà tăng 22,3% - mức lợi nhuận hàng năm tốt nhất, nếu nắm giữ kể từ năm 2013 thì con số này sẽ lên tới 37%. Số liệu đó không quá tệ với điểm chuẩn các cổ phiếu có mức vốn hóa nhỏ, vốn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những lo ngại rằng nền kinh tế Mỹ có thể diễn biến theo tính lây truyền từ các quốc gia khác.

Tín hiệu từ các tập đoàn lớn

S&P 500 và Nasdaq cũng đang trên đà đạt được mức tăng hàng năm tốt nhất kể từ năm 2013, khi S&P mang về 29,6% lợi nhuận và Nasdaq chuyên về công nghệ tăng 38,32%.

Các nhà phân tích tại Morgan Stanley, dẫn đầu bởi Michael Wilson, trưởng bộ phận chiến lược người Mỹ, đã mô tả tình trạng tăng điểm hiện tại giống như chất xúc tác đầy may rủi. Thị trường tăng điểm được hỗ trợ bởi các ngân hàng trung ương khi các ngân hàng cung cấp thanh khoản mới cho các thị trường vốn đã sẵn lực nổi; những lo ngại không chắc chắn quanh Brexit phần nào giảm bớt; và tiến bộ rõ ràng đối với quan hệ thương mại giữa Trung Quốc-Mỹ.

Điều đó nói lên rằng Wilson và nhóm của ông cho rằng thu nhập của các công ty sẽ gặp nhiều thách thức hơn, với chi phí lao động có thể sẽ tăng giữa các công ty có vốn hóa nhỏ hơn.

“Tuy nhiên, tỷ lệ các công ty S&P 1500 (có mức vốn hóa lớn, vừa và nhỏ) sở hữu mức tăng trưởng EPS tích cực đã suy giảm đáng kể từ năm 2018”, các nhà phân tích của Morgan Morgan Stanley viết.

“Hơn nữa, mức độ hiện tại còn tệ hơn so với thời kỳ suy thoái sản xuất 2015-2016, xu hướng này diễn ra chủ yếu do các công ty vốn hóa nhỏ đang phải vật lộn với chi phí lao động tăng cao”, họ nói.

Tạm kết

Một phần vì lý do đó, bên cạnh các lý do khác, một số nhà phân tích đang chỉ ra những dấu hiệu ngày càng tăng cho thấy các nhà đầu tư ở Wall Street đang trở nên quá khích trước tình trạng thị trường chứng khoán Mỹ ngày một dâng cao.

Đáng chú ý, thước đo rủi ro cho sự suy thoái trong tương lai, Chỉ số biến động Cboe VIX, +2,36%, đang trên đà giảm 54% trong năm nay, đánh dấu mức độ biến động sụt giảm tệ nhất trong năm. Chỉ số theo dõi các tùy chọn tăng và giảm trên S&P 500 trong thời gian 30 ngày tới và đã giảm xuống dưới mức 12, thấp hơn mức trung bình lịch sử khoảng 19. Chỉ số có xu hướng tăng khi cổ phiếu giảm và ngược lại.

Hậu Dương - Theo Yahoo

>>> Xem thêm: Thị Trường Chứng Khoán Mỹ Bước Vào Giai Đoạn Rực Rỡ Nhất Trong Năm

 
Chủ đề:

Ý kiến

Cùng chuyên mục

photo_2023-02-02_15-13-42.jpg

Xem Nhiều