logo
z4160272906281_3c6c25daea8fb3621fc13a58a8b665ca.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ hai, 13/03/2023

Bản tin tài chính tuần 13/03 – 17/03/2023

Tổng hợp tin tức cho tuần 13/03 – 17/03 hãy cùng Investo.vn cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?

Bản tin tài chính

Giới đầu tư sẽ dồn sự chú ý tới các dữ liệu lạm phát Mỹ được công bố tuần này, trong bối cảnh ngành ngân hàng Mỹ vừa đối mặt với vụ sụp đổ lớn nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2008. Đây sẽ là phép thử quan trọng đối với các thị trường vốn đang chịu áp lực từ những lo ngại về các đợt tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giới đầu tư cũng sẽ dành sự chú ý tới các sự kiện quan trọng khác, bao gồm đợt tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), dự thảo ngân sách của Vương quốc Anh và các dữ liệu kinh tế tại Trung Quốc.

  1. Nguy cơ khủng hoảng lan rộng trong ngành ngân hàng Mỹ

Sau sự sụp đổ nghiêm trọng của Silicon Valley Bank (SVB) hôm thứ Sáu, các nhà đầu tư đang ngày càng lo ngại rằng, chiến dịch chống lạm phát của FED đang làm lộ ra những lỗ hổng trong hệ thống tài chính Mỹ, và tình hình sẽ có thể tệ hơn nữa, nếu các đợt tăng lãi suất tiếp tục được duy trì.

SVB – ngân hàng có khách quen là các công ty khởi nghiệp công nghệ, đã phải đối mặt với việc giá trị trái phiếu mà họ đầu tư sụt giảm vì lãi suất tăng cao. Kế hoạch huy động vốn của SVB sau đó đã phản tác dụng, dẫn tới một cuộc tháo chạy ồ ạt của người gửi tiền trong ngày thứ Sáu. Hệ quả là ngân hàng bị rơi vào tình trạng mất thanh khoản và buộc giới chức Mỹ phải nhảy vào tiếp quản.

Sự sụp đổ nhanh chóng của SVB đã khiến các thị trường toàn cầu lo ngại, và đẩy nhóm cổ phiếu ngân hàng lao dốc mạnh. Nhiều ý kiến cho rằng, cuộc khủng hoảng của SVB có thể nhanh chóng lây lan trong lĩnh vực tài chính, và thậm chí lan sang cả các lĩnh vực khác.

Michael James – giám đốc điều hành giao dịch chứng khoán tại Wedbush Securities nhận định, “Những lo ngại bắt nguồn từ lĩnh vực tài chính đang lan rộng khắp thị trường nói chung. Sự kết hợp giữa vụ sụp đổ của Silvergate với SVB đang gây ra hiệu ứng lan tỏa, khiến người ta không khỏi lo ngại cho sự ổn định chung của thị trường.”

  1. Dữ liệu lạm phát Mỹ

Những tín hiệu trái chiều từ các dữ liệu việc làm công bố hồi tuần trước đã hạ nhiệt phần nào những lo ngại của giới đầu tư về khả năng FED tăng lãi suất 0,5 điểm % trong cuộc họp sắp tới. Tuy nhiên, một báo cáo lạm phát nóng hơn dự kiến vào thứ Ba có thể khơi dậy nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư sau vụ sụp đổ của SVB.

Các nhà kinh tế đang kỳ vọng rằng, lạm phát trong tháng 2 sẽ ghi nhận mức tăng theo tháng là 0,4%, sau khi đã tăng 0,5% trong tháng trước đó. Mức tăng lạm phát tính theo năm dự kiến sẽ đạt 6,0%.

Hồi tuần trước, Chủ tịch FED Jerome Powell cho biết, ngân hàng trung ương Mỹ có khả năng tăng lãi suất cao hơn dự kiến trước đó, nếu các dữ liệu sắp công bố cho thấy, nền kinh tế vẫn nóng sau gần một năm thắt chặt chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng, vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra cho cuộc họp sẽ diễn ra trong nửa cuối tháng 3.

Các dữ liệu kinh tế đáng chú ý khác mà nhà đầu tư cần theo dõi trong tuần này bao gồm doanh số bán lẻ, lạm phát giá sản xuất, sản lượng công nghiệp và số nhà ở khởi công xây dựng trong tháng 2.

  1. ECB tăng lãi suất

ECB nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất thêm 0,5 điểm % tại cuộc họp chính sách vào thứ Năm, sau khi đã tăng lãi suất thêm 3 điểm % kể từ tháng 7 năm ngoái nhằm kiềm chế lạm phát.

Các dữ liệu mới nhất cho thấy, lạm phát cơ bản ở Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng nhanh hơn trong tháng trước, làm gia tăng lo ngại về việc áp lực giá cả đang trở nên dai dẳng.

Các thị trường đang kỳ vọng về một đợt tăng 0,5 điểm % khác trong cuộc họp của ECB vào ngày 4/5, và biên bản cuộc họp hồi tháng 2 của ngân hàng trung ương này cho thấy, kỳ vọng đó là có cơ sở. Biên bản cho biết, “Lạm phát cơ bản và các thước đo lạm phát cơ bản khác đang trở nên khó lường, và có rất ít dấu hiệu cho thấy sự ổn định. Các đợt tăng lãi suất hơn nữa là cần thiết cho việc hạn chế đà tăng giá cả.”

Chủ tịch ECB Christine Lagarde được dự báo sẽ đưa ra thêm thông tin về mức lãi suất đỉnh mà giới chức ECB hướng tới trong buổi họp báo vào thứ Năm, sau khi cuộc họp chính sách kết thúc.  

  1. Dự thảo ngân sách Vương quốc Anh

Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt sẽ công bố dự thảo Ngân sách Mùa xuân vào thứ Tư. Sau cuộc khủng hoảng trên thị trường tài chính hồi tháng 9 năm ngoái khi chính phủ tiền nhiệm công bố các biện pháp cắt giảm thuế mạnh tay, các chuyên gia dự đoán, Bộ trưởng Hunt sẽ đặt việc giữ ổn định tài chính công làm ưu tiên hàng đầu.

Trên cơ sở đó, sự chú ý của thị trường sẽ đổ dồn vào dự báo tăng trưởng và nợ công được công bố cùng với dự thảo ngân sách.

Văn phòng Trách nhiệm Ngân sách Anh (OBR) trước đó đã dự báo mức tăng trưởng GDP 1,3% cho năm 2024, trong khi Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) lại cho rằng, nền kinh tế sẽ có sự sụt giảm nhẹ. Một kết quả thấp hơn so với dự báo của OBR có thể ảnh hưởng đến đồng bảng Anh, tuy nhiên, sự biến động của đồng tiền này chủ yếu vẫn là do chênh lệch lãi suất giữa FED và BOE. Hiện lãi suất tại Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng mạnh hơn so với Anh.   

Nợ công của chính phủ Anh được dự báo có thể giảm và mang lại tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, việc London dự định gia hạn kế hoạch hỗ trợ chi phí năng lượng cho các hộ gia đình có thể làm gia tăng lo ngại về lạm phát.

  1. Các dữ liệu kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu sản xuất công nghiệp và doanh số bán lẻ trong 2 tháng đầu năm vào thứ Tư, giúp thị trường hiểu rõ hơn về việc, liệu mục tiêu tăng trưởng 5% của Bắc Kinh có khiêm tốn như nhiều nhà phân tích nghĩ hay không.

Các dữ liệu được công bố sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình tái cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, sau kỳ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc kéo dài suốt một tuần qua.

Ông Lý Cường – người nổi tiếng với các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt tại Thượng Hải trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã được xác nhận sẽ là Thủ tướng mới của Trung Quốc, thay thế người tiền nhiệm Lý Khắc Cường đã nghỉ hưu.

Nhiệm vụ của tân Thủ tướng sẽ là dẫn dắt nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phục hồi sau đại dịch. Trong năm ngoái, kinh tế Trung Quốc chỉ ghi nhận mức tăng trưởng 3% - kết quả tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua.

Chứng khoán

Các chỉ số sau phiên 10/03

Chỉ số quan trọng

Điểm

Thay đổi so với phiên trước

Thay đổi trong 5 ngày

Thay đổi trong 1 tháng

S&P 500 (Mỹ)

3.861,59

-1,45%

-4,55%

-5,60%

NASDAQ (Mỹ)

11.138,89

-1,76%

-4,71%

-4,94%

DOW JONES (Mỹ)

31.909,64

-1,07%

-4,44%

-5,79%

DAX (Đức)

15.427,97

-1,31%

-0,97%

+0,78%

NIKKEI 225 (Nhật Bản)

28.143,97

-1,67%

+0,78%

+1,71%

SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc)

3.230,08

-1,40%

-2,95%

-0,94%

HANG SENG (Hong Kong)

19.319,92

-3,04%

-6,07%

-8,83%

 

5 cổ phiếu thay đổi nhiều sau phiên 10/03

Cổ phiếu

Thay đổi

Giá hiện tại

Caterpillar Inc. (CAT)

-5,79%

227,01 USD

Kohl’s Corporation (KSS)

-5,37%

24,83 USD

Macy’s, Inc. (M)

-4,30%

19,59 USD

The Goldman Sachs Group, Inc. (GS)

-4,22%

327,67 USD

American Express Company (AXP)

-3,73%

165,70 USD

 

Nhận định về giá vàng – tiền tệ cho ngày 13/03

Vàng: Giá vàng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 1.855,93 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 1.884,08 và 1.898,25. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.855,93 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.841,76 và 1.813,61.

Vùng hỗ trợ S1: 1.841,76

Vùng kháng cự R1: 1.884,08

Bản tin tài chính tuần 13/03 – 17/03/2023

Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2016 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2124 và 1,2222. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2016 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,1918 và 1,1810.

Vùng hỗ trợ S1: 1,1918

Vùng cản R1: 1,2124

Bản tin tài chính tuần 13/03 – 17/03/2023Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD được dự báo có xu hướng tăng trong thời gian tới. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0637, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0700 và 1,0764. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0637 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0574 và 1,0511.

Vùng hỗ trợ S1: 1,0574

Vùng cản R1: 1,0700

Bản tin tài chính tuần 13/03 – 17/03/2023

Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 135,32, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 136,53 và 138,20. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 135,32, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 133,65 và 132,44.

Vùng hỗ trợ S1: 133,65

Vùng cản R1: 136,53

Bản tin tài chính tuần 13/03 – 17/03/2023

Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3819 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3876 và 1,3919. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3819, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3775 và 1,3718.

Vùng hỗ trợ S1: 1,3775

Vùng cản R1: 1,3876

Bản tin tài chính tuần 13/03 – 17/03/2023

Thuật ngữ

Long: Lệnh mua

Short: Lệnh bán

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Banner-9-Alpha.jpg