Tổng hợp tin tức cho tuần 20/03 – 24/03 hãy cùng Investo.vn cập nhật nhanh bản tin thị trường chứng khoán quốc tế ngày hôm nay. Những sự kiện nổi bật nào sẽ được nhắc đến trong ngày giao dịch?
Sau một tuần đầy biến động, giới đầu tư sẽ tiếp tục dồn sự chú ý vào các diễn biến liên quan đến cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ phải đưa ra quyết định đầy khó khăn, lựa chọn giữa việc tiếp tục các nỗ lực chống lạm phát hay ưu tiên đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính. Quyết định chính sách của các Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng sẽ nhận được nhiều sự chú ý của thị trường.
Các thị trường tài chính đã bị xáo động mạnh sau hàng loạt tin tức xấu đến từ ngành ngân hàng, từ vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB), cuộc khủng hoảng thanh khoản của First Republic cho tới việc Credit Suisse bị đẩy tới bên bờ vực sụp đổ. Mặc dù Credit Suisse sau đó đã được UBS mua lại với sự trợ giúp từ chính phủ Thụy Sĩ, những diễn biến xấu liên tiếp, vẫn khiến các nhà đầu tư cảm thấy lo lắng.
Theo Greg Bassuk – giám đốc điều hành của ASX Investments, các nhà đầu tư sẽ “tiếp tục đánh giá mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong ngành ngân hàng, đặc biệt là sau vụ việc của Credit Suisse. Vấn đề đang được quan tâm sẽ là mức độ lan rộng của thảm họa này, và cách thức các cơ quan chức năng sẽ xử lý tình huống ở Mỹ cũng như ở các quốc gia khác”.
Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) – cơ quan hoạch định chính sách của FED sẽ nhóm họp trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư để đưa ra quyết định về việc có tăng lãi suất tiếp hay không, và tăng bao nhiêu.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh, các nỗ lực tăng lãi suất của FED hiện vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả trong việc chống lạm phát như mong đợi. Các số liệu mới công bố cho thấy, tỷ lệ lạm phát tại Mỹ trong tháng 2 vẫn tăng tới 6% so với cùng kỳ năm ngoái, cao gấp ba lần mục tiêu 2% của FED, trong khi thị trường việc làm chỉ hạ nhiệt chưa đáng kể. Chủ tịch FED Jerome Powell từng chỉ ra hồi tháng trước rằng, FED có thể sẽ buộc phải tăng lãi suất cao hơn mức dự kiến nếu các dữ liệu kinh tế vẫn nóng.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng đang lan rộng trong ngành ngân hàng được dự báo có thể ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực kiềm chế lạm phát của FED. Phần lớn chuyên gia tin rằng, FED sẽ chỉ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm % trong cuộc họp sắp tới để tránh việc gia tăng áp lực lên hệ thống tài chính. Trong khi đó, một số chuyên gia, chẳng hạn như các nhà phân tích tại Goldman Sachs và Barclays lại nghiêng về khả năng FED sẽ tạm dừng tăng lãi suất, để ưu tiên nhiệm vụ ổn định tình hình trong ngắn hạn.
Doanh số bán nhà mới và doanh số bán nhà sẵn có tại Mỹ trong tháng 2 sẽ được công bố vào thứ Ba, giúp nhà đầu tư thấy được tình hình hoạt động của thị trường bất động sản Mỹ. Dự kiến, doanh số bán nhà hiện có sẽ tăng từ mức 4 triệu căn trong tháng 1 lên 4,18 triệu căn trong tháng 2. Trong khi đó, doanh số bán nhà mới được dự báo sẽ giảm từ mức 670 nghìn trong tháng 1 xuống còn 648 nghìn trong tháng 2. Các thống kê cho thấy, lãi suất tăng và nhu cầu thị trường hạ nhiệt đã khiến doanh số bán nhà tại Mỹ giảm trong 12 tháng liên tiếp.
Greg Bassuk – giám đốc điều hành của ASX Investments nhận định, “Các nhà đầu tư đang tìm kiếm những dữ liệu kinh tế phù hợp hơn thay vì các báo cáo kinh tế trái chiều trong vài tháng qua. Những báo cáo này đã tạo ra một sự mơ hồ và không chắc chắn về sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu và kinh tế Mỹ, gây khó khăn cho việc dự đoán xu hướng chính sách của FED trong năm 2023.”
BOE sẽ nhóm họp trong tuần này để quyết định về việc có tiếp tục tăng lãi suất trong cuộc họp lần thứ 11 liên tiếp hay không. Bên cạnh những diễn biến liên quan đến cuộc khủng hoảng trong ngành ngân hàng, các dữ liệu lạm phát được công bố vào thứ Ba – hai ngày trước cuộc họp của BOE sẽ nhận được nhiều sự chú ý. Dự kiến, tỷ lệ lạm phát tiêu dùng tại Anh trong tháng 2 sẽ tăng 9,8% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 10,1% trong tháng 1. Tỷ lệ lạm phát cốt lõi (không bao gồm giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu) được dự báo duy trì ở mức 5,8%.
Hiện thị trường vẫn đang nghiêng về khả năng BOE sẽ tiếp tục tăng lãi suất, với định giá 59,4% cho mức tăng 0,25 điểm %. Tuy nhiên, dự báo khả năng BOE không tăng lãi suất hiện đã tăng lên đến 40,6%. Paul Dales – chuyên gia kinh tế trưởng tại Capital Economics cho biết, những lo ngại về sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã gia tăng trong chương trình nghị sự của giới chức Anh những ngày gần đây, và có thể đã buộc 9 thành viên trong Ủy ban chính sách tiền tệ của BOE phải thay đổi quan điểm chính sách.
Tại Nhật Bản, BOJ được dự báo sẽ trì hoãn thay đổi chính sách tiền tệ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng đang lan rộng tại Mỹ và châu Âu. Theo chuyên gia Takahide Kiuchi của Viện nghiên cứu Nomura, mặc dù tân Thống đốc Kazuo Ueda từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ, việc thay đổi sẽ không thể diễn ra vào thời điểm hiện tại, khi thị trường tài chính vẫn đang tiếp tục bất ổn. Do vậy, việc BOJ chấm dứt chính sách lãi suất âm có thể sẽ phải đợi đến nửa sau của năm 2023.
Chỉ số quan trọng |
Điểm |
Thay đổi so với phiên trước |
Thay đổi trong 5 ngày |
Thay đổi trong 1 tháng |
S&P 500 (Mỹ) |
3.916,64 |
-1,10% |
+1,43% |
-3,98% |
NASDAQ (Mỹ) |
11.630,51 |
-0,74% |
+4,41% |
-1,33% |
DOW JONES (Mỹ) |
31.861,98 |
-1,19% |
-0,15% |
-5,81% |
DAX (Đức) |
14.768,20 |
-1,33% |
-4,28% |
-4,61% |
NIKKEI 225 (Nhật Bản) |
27.333,79 |
+1,20% |
-2,88% |
-0,65% |
SHANGHAI COMPOSITE (Trung Quốc) |
3.250,55 |
+0,73% |
+0,63% |
+0,82% |
HANG SENG (Hong Kong) |
19.518,59 |
+1,64% |
+1,03% |
-5,80% |
Cổ phiếu |
Thay đổi |
Giá hiện tại |
FedEx Corporation (FDX) |
+7,97% |
220,31 USD |
Meta Platforms, Inc. (META) |
-4,55% |
195,61 USD |
Ford Motor Company (F) |
-4,40% |
11,30 USD |
Bank of America Corporation (BAC) |
-3,97% |
27,82 USD |
JPMorgan Chase & Co. (JPM) |
-3,78% |
125,81 USD |
Vàng: Giá vàng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu vàng duy trì được ở trên mức 1.965,76 nhà đầu tư có thể “long” với kỳ vọng chốt lời ở 2.013,21 và 2.036,96. Ngược lại, nếu vàng giảm xuống ở dưới mức 1.965,76 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1.942,01 và 1.894,56.
Vùng hỗ trợ S1: 1.942,01
Vùng kháng cự R1: 2.013,21
Cặp GBP/USD: Cặp tiền tệ GBP/USD đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,2158 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,2217 và 1,2259. Ngược lại, nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,2158 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,2116 và 1,2058.
Vùng hỗ trợ S1: 1,2116
Vùng cản R1: 1,2217
Cặp EUR/USD: Cặp tiền tệ EUR/USD đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong thời gian tới. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,0653, nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,0699 và 1,0732. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,0653 nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,0621 và 1,0575.
Vùng hỗ trợ S1: 1,0621
Vùng cản R1: 1,0699
Cặp USD/JPY: Cặp USD/JPY đang tăng nhưng được dự báo có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì ở trên mức 132,39, nhà đầu tư nên “long” với kỳ vọng chốt lời ở 133,22 và 134,60. Ngược lại nếu tỷ giá ở dưới mức 132,39, nhà đầu tư có thể “short” và chốt lời ở quanh mức 131,01 và 130,18.
Vùng hỗ trợ S1: 131,01
Vùng cản R1: 133,22
Cặp USD/CAD: Cặp USD/CAD đang giảm nhưng được dự báo có xu hướng tăng trong ngắn hạn. Nếu tỷ giá duy trì được ở trên mức 1,3727 nhà đầu tư có thể “long” và chốt lời ở quanh mức 1,3776 và 1,3822. Nếu tỷ giá giảm xuống ở dưới mức 1,3727, nhà đầu tư nên “short” với kỳ vọng chốt lời ở 1,3680 và 1,3631.
Vùng hỗ trợ S1: 1,3680
Vùng cản R1: 1,3776
Long: Lệnh mua
Short: Lệnh bán