logo
z4160272906281_3c6c25daea8fb3621fc13a58a8b665ca.jpg
Theo dõi investo trên google news

thứ bảy, 27/05/2023

Nhìn lại tuần qua [Tuần 4 tháng 5]: Thị trường tiếp tục tập trung vào tiến trình đàm phán về trần nợ của Mỹ

  • Đàm phán trần nợ công giữa Nhà Trắng và đảng Cộng hòa ít tiến triển.
  • Giới chuyên gia dự đoán nhiều khả năng Fed sẽ dừng tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6/2024.
  • Hoạt động kinh doanh của Mỹ tháng 5/2023 tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng, nhờ tăng dịch vụ.
  • Lạm phát trong tháng Tư 7%, ECB dành ưu tiên cao nhất đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%.
  • GDP của Đức đã giảm 0,3% trong quý I/2023, sau khi đã giảm 0,5% trong quý IV/2022, chính thức rơi vào suy thoái.
  • Lạm phát tại Anh giảm về mức một con số trong tháng 4/2023 - mức thấp nhất 8 tháng qua.
  • IMF: Anh sẽ không trở thành nền kinh tế lớn tăng trưởng chậm nhất thế giới năm 2023.
  • Những tiến bộ về trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo một động lực thúc đẩy lớn cho thị trường chứng khoán.
  • Các công ty trên toàn thế giới chia cổ tức kỷ lục 326,7 tỷ USD cho các cổ đông trong quý I/2023.

Nhìn lại tuần qua [Tuần 4 tháng 5]: Thị trường tiếp tục tập trung vào tiến trình đàm phán về trần nợ của Mỹ

Trong tuần qua, thị trường tiếp tục bày tỏ sự lo lắng khi một vòng đàm phán nữa về việc nâng trần nợ công của Mỹ kết thúc mà không có tiến triển. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phát hành biên bản cuộc họp tháng 5/2023 để đánh giá lộ trình sắp tới của lãi suất. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kỷ niệm 25 năm ngày thành lập vào ngày 24/5, nhưng tình hình lạm phát tăng cao ở Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã làm giảm không khí lễ hội tại thể chế tài chính này.

Tâm điểm thị trường tuần qua: Thỏa thuận trần nợ tại Mỹ vẫn trong thế bấp bênh

Những lo ngại ngày càng tăng về khả năng vỡ nợ của Mỹ sau khi Fitch đưa tín dụng xếp hạng AAA của nước này vào "xếp hạng theo dõi tiêu cực", trong bối cảnh các cuộc đàm phán về việc nâng trần nợ của Mỹ bị đình trệ. Mặc dù vẫn còn nhiều kỳ vọng về một thỏa thuận cuối cùng sẽ đạt được, song các nhà đầu tư ngày càng bị kích động và sợ rủi ro.

Cuộc đàm phán giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và các thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện, do Chủ tịch Kevin McCarthy dẫn đầu, gần như chắc chắn sẽ không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào có thể làm thay đổi đáng kể cách thức chi tiêu liên bang trong thập kỷ tới.

Trong các cuộc thảo luận với Tổng thống Biden, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tập trung vào yêu cầu Washington cắt giảm một phần nhỏ ngân sách - được gọi là chi tiêu tự chủ phi quốc phòng - bao gồm tài trợ cho giáo dục, bảo vệ môi trường, công viên quốc gia, thực thi pháp luật trong nước và các hoạt động khác.

Dòng ngân sách đó chiếm ít hơn 1% trong số 6.300 tỷ USD mà Chính phủ Mỹ dự kiến sẽ chi tiêu trong năm nay. Mục chi này từ trước đến nay thường không quá lớn và được dự đoán là sẽ thu hẹp lại trong thập kỷ tới. Bên cạnh đó, mục chi này cũng không liên quan đến những nguyên nhân chính gây tăng chi trong những năm tới, như các chương trình mạng lưới an toàn An sinh xã hội và Chăm sóc sức khỏe - vốn đang phải đối mặt với những khoản chi trả ngày càng lớn khi dân số Mỹ già đi.

Một số tin tức thị trường tài chính quan trọng trong tuần

Nhà đầu tư sẽ tiếp tục tìm kiếm những dấu hiệu giúp dự đoán về lộ trình lãi suất của Fed trong tuần này. Các nhà đầu tư và các nhà phân tích nhận định biên bản cuộc họp lần trước của Fed được công bố ngày 24/5 có thể cho thấy rõ hơn quan điểm của các quan chức Fed về khả năng tiếp tục tăng lãi suất. 

Các số liệu kinh tế được công bố trong tuần này như GDP quý I sau điều chỉnh và chỉ số giá chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) - thước đo lạm phát ưa thích của FED - cũng đang thu hút sự chú ý. PCE tháng Tư được dự báo đạt mức tăng theo tháng là 0,2%, nhanh hơn mức 0,1% trong tháng Ba. Mức tăng theo năm dự kiến đạt 4,1% - thấp hơn mức 4,2% trong tháng Ba, và là mức chậm nhất kể từ tháng 5/2021.

Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của Mỹ trong tháng 5/2023 dự kiến giảm nhẹ so với tháng Tư, nhưng vẫn ở trên ngưỡng 50, biểu hiện sự mở rộng hoạt động kinh tế. Chỉ số PMI tổng hợp được dự báo đạt mức 53, trong khi sản xuất và dịch vụ lần lượt đạt mức 50 và 52,6.

Lĩnh vực dịch vụ tại Eurozone và Đức, Pháp trong tháng Năm được dự báo tiếp tục duy trì xu hướng mở rộng, dù chậm hơn so với tháng 4, trong khi lĩnh vực sản xuất dù có cải thiện nhưng vẫn ở dưới ngưỡng 50 - cho thấy sự thu hẹp hoạt động.

Chỉ số PMI sản xuất của Australia trong tháng 5/2023 ổn định ở mức 48 như trong tháng 4/2023, cho thấy sự thu hẹp hoạt động.

Chỉ số PMI sản xuất của Nhật Bản được dự báo tăng từ mức 49,5 trong tháng Tư lên 50,2 trong tháng Năm, trong khi chỉ số PMI dịch vụ được dự báo tăng từ 55,4 trong tháng Tư lên 55,9 trong tháng Năm.

Ngày 24/5, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố số liệu chính thức cho thấy lạm phát của nước này trong tháng Tư đã giảm mạnh xuống còn 8,7% - mức thấp nhất kể từ tháng 3/2022, nhờ giá năng lượng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhìn lại tuần qua [Tuần 4 tháng 5]: Thị trường tiếp tục tập trung vào tiến trình đàm phán về trần nợ của Mỹ

Lạm phát của Anh đã chậm lại, giảm mạnh so với mức 10,1% trong tháng Ba. Đây cũng là lần đầu tiên lạm phát của Anh giảm xuống dưới 10% kể từ tháng 8/2022. Dù đã giảm mạnh, lạm phát trong tháng Tư vẫn cao hơn dự đoán 8,4% được Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đưa ra trước đó.

Giới chuyên gia nhận định, mục tiêu của BoE kiềm chế lạm phát ở mức 2% còn khá xa vời. Chính phủ Anh dự báo lạm phát sẽ giảm xuống khoảng 5% vào cuối năm nay.

Ngày 25/5, Văn phòng thống kê Liên bang Đức (Destatis) cho biết kinh tế nước này trong quý I/2023 đã giảm 0,3% so với quý IV/2022, chính thức bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật.

Trước đó, số liệu thống kê sơ bộ đã cho thấy GDP của nền kinh tế lớn nhất châu Âu tăng trưởng trì trệ 0% trong quý đầu tiên năm 2023, có nghĩa là Đức thoát khỏi suy thoái trong gang tấc. Tuy nhiên, sau khi các số liệu được điều chỉnh theo giá cả và các hiệu ứng theo mùa, GDP đã giảm 0,3% trong quý đầu năm. Về nguyên tắc, với hai quý kinh tế giảm liên tiếp, 0,5% trong quý IV/2022 và 0,3% trong quý I/2023, Đức chính thức rơi vào suy thoái kỹ thuật.

Nhìn lại tuần qua [Tuần 4 tháng 5]: Thị trường tiếp tục tập trung vào tiến trình đàm phán về trần nợ của Mỹ

Chỉ số PCE tại Mỹ - thước đo lạm phát ưa thích của FED - trong tháng Tư được dự báo đạt mức tăng 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 4,2% của tháng Ba. Chỉ số PCE cốt lõi (không bao gồm giá lương thực và năng lượng) được dự báo duy trì mức tăng 4,6% như tháng Ba.

Mức thu nhập cá nhân của người Mỹ được dự báo ghi nhận mức tăng theo tháng là 0,4% trong tháng Tư, cao hơn đôi chút so với mức tăng 0,3% của tháng Ba.

Mức chi tiêu cá nhân được dự báo đạt mức tăng hàng tháng là 0,4% trong tháng Tư, sau khi đã ghi nhận xu hướng đi ngang trong tháng Ba.  

Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Mỹ trong tháng Năm được dự báo đạt mức 57,7, giảm đáng kể so với mức 63,5 trong tháng Tư.

Số lượng đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền của Mỹ trong tháng Tư được dự báo ghi nhận mức giảm theo tháng là 1%, sau khi đã bật tăng 3,2% trong tháng Ba, bộc lộ những khó khăn của nền kinh tế như lạm phát cao, lãi suất tăng, và bất ổn trong ngành ngân hàng vẫn đang đè nặng lên các doanh nghiệp sản xuất.

Thị trường tuần qua đã chứng kiện một số sự kiện kinh tế tài chính quan trọng, tác động tới tâm lý nhà đầu tư. Theo dõi những thông tin mới và chính xác nhất trong các bản tin kinh tế tài chính hàng ngày và bản tin tổng hợp tuần tại Investo.vn sẽ mang lại lợi thế đáng kể và góp phần làm nên thành công của nhà đầu tư trên thị trường tài chính.

Investo - Kênh thông tin chứng khoán Mỹ và chứng khoán thế giới hàng đầu Việt Nam. Theo dõi thêm tin tức về các cổ phiếu tiềm năng và thông tin thị trường tài chính khác tại Investo.
Chủ đề:

Ý kiến

Banner-9-Alpha.jpg