Bitcoin vẫn chìm trong sắc đỏ khi thị trường châu Á mở cửa. Các nhà đầu tư đang tiếp tục xem xét vấn đề trần nợ của Hoa Kỳ cũng như những yếu tố vĩ mô không chắc chắn khác.
Sự cẩn trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khi thị trường tiền số bước sang phiên giao dịch ngày 25/5 theo giờ châu Á. Vấn đề được nhắc tới nhiều nhất lúc này vẫn là những bất ổn kinh tế vĩ mô gần đây đã kiềm chế giá Bitcoin (BTC) trong hơn 12 ngày qua.
Tại thời điểm viết bài, Bitcoin đang giao dịch ở mức 26.154 USD, giảm 3,52% so với 24 giờ trước đó. Giá BTC đã lơ lửng trong một phạm vi hẹp trước khi giảm xuống dưới mức hỗ trợ gần đây là 26.500 USD vào đầu ngày thứ Tư (24/5). Các thị trường đã bị xáo trộn bởi sự bế tắc trong các cuộc đàm phán trần nợ đang diễn ra cũng như những lo ngại về lạm phát và quy định về tiền điện tử. Biên bản của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) cho thấy sự khác biệt về quan điểm giữa các thành viên Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) về việc tiếp tục tăng lãi suất dường như cũng không có tác dụng xoa dịu các thị trường.
“Bitcoin vẫn duy trì trong phạm vi giới hạn và sẽ tiếp tục củng cố gần các mức thấp của phạm vi giảm dần hiện tại, với ngưỡng hỗ trợ mạnh 25.000 USD,” Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại công ty tạo lập thị trường ngoại hối Oanda, nhận định.
Giá Ether giảm 3,41% trong cùng kỳ xuống 1.778 USD. Các loại tiền điện tử lớn khác hầu hết chìm trong sắc đỏ, với các memecoin phổ biến DOGE và SHIB gần đây giảm lần lượt khoảng 3% và 4%.
Hiệu suất thị trường tiền số hàng ngày. Nguồn: Coin360
Theo ông Moya, “Bitcoin đang chịu áp lực khi nguy cơ vỡ nợ của Hoa Kỳ tăng lên” và ngân hàng trung ương Hoa Kỳ phải đối mặt với triển vọng tiếp tục thắt chặt tiền tệ.
“Bitcoin sẽ rất nhạy cảm với việc lợi suất trái phiếu Kho bạc tăng lên vì có quá nhiều công ty tiền điện tử/công ty blockchain sẽ phải vật lộn với vấn đề tài chính,” ông Moya nói. “Thật khó để tìm được một ngân hàng sẽ kinh doanh trong lĩnh vực tiền điện tử, chứ đừng nói đến việc cho vay với các dự án dài hạn.”
Dữ liệu từ TradingView cho thấy BTC/USD đã giảm xuống ngưỡng 26.154 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 12 tháng 5.
Hành động mới nhất khác xa với một ngày trước đó, khi xu hướng tăng giá trở thành chủ đề chính của các nhà đầu tư với việc Bitcoin nhắm tới việc lấy lại ngưỡng 27.500 USD.
Hiện tại, các nhà giao dịch đang chú ý đến các mức quan trọng mà phe bò cần bảo vệ trong những ngày tới, bao gồm các đường trung bình động (MA) 100 ngày và 200 tuần.
“Giá đang kiểm tra lại đường trung bình động 200 tuần đã được chờ đợi từ lâu. Đây là mức quan trọng NHẤT mà phe bò BTC cần nắm giữ,” tài nguyên giám sát Material Indicators nhận định.
Biểu đồ hàng ngày BTC/USD với đường MA 100 ngày, 200 tuần. Nguồn: TradingView
Michaël van de Poppe, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty thương mại Eight, lưu ý thêm rằng đường MA 200 tuần cũng là ngưỡng quan trọng cần theo dõi với vốn hóa thị trường tiền số. Ông mô tả đây là “thời điểm của sự thật” đối với thị trường.
Trong khi đó, nhà giao dịch nổi tiếng Daan Crypto Trades đã chú ý đến việc các vị thế Long tăng lên chỉ vài giờ sau khi giá BTC quay trở lại các mức thấp. Vị thế Long tăng khi trader mua bắt đáy là đặc điểm đặc trưng trong những lần BTC tạo các mức thấp cục bộ gần đây.
Đảo ngược mức tăng 1,39% của thứ Ba (23/5), BTC đã guamr 3,3% vào thứ Tư (24/5), đóng cửa ở mức 26.344 USD. Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên BTC đã kiểm tra mức hỗ trợ 26.000 USD kể từ ngày 12 tháng 5.
BTC cần vượt lên trên điểm xoay Pivot tại 26.550 USD để nhắm mục tiêu tới Mức kháng cự chính đầu tiên (R1) ở mức 27.033 USD và mức cao của ngày thứ Tư là 27.239 USD. Việc quay trở lại mức 26.500 USD sẽ báo hiệu một phiên tăng giá kéo dài. Các chỉ số kinh tế tích cực và tin tức liên quan đến trần nợ của Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ một đợt tăng giá kéo dài.
Trong trường hợp này, BTC có thể sẽ kiểm tra Mức kháng cự chính thứ hai (R2) ở mức 27.722 USD và mức kháng cự 28.000 USD. Mức kháng cự chính thứ ba (R3) nằm ở mức 28.894 USD.
Việc không di chuyển qua điểm xoay Pivot được đề cập ở trên sẽ khiến BTC hướng tới Mức hỗ trợ chính đầu tiên (S1) ở mức 25.861 USD. Tuy nhiên, ngoại trừ một đợt bán tháo trên thị trường tiền số, BTC nên tránh giảm xuống dưới ngưỡng 25.000 USD. Mức hỗ trợ chính thứ hai (S2) ở mức 25.378 USD sẽ hạn chế đà giảm. Mức hỗ trợ chính thứ ba (S3) nằm ở mức 24.206 USD.
Biểu đồ hàng giờ BTC/USD
Các đường EMA và biểu đồ nến 4 giờ cho tín hiệu giảm giá. Giá BTC hiện nằm dưới đường EMA 50 ngày (tại 26.949 USD). Đường EMA 50 ngày di chuyển ra xa đường EMA 100 ngày, và đường EMA 100 ngày nới rộng khoảng cách với đường EMA 200 ngày, gửi tín hiệu giảm giá.
Việc di chuyển qua đường EMA 50 ngày (tại 26.949 USD) sẽ hỗ trợ giá BTC phá vỡ từ mức R1 (tại 27.033 USD) lên các đường EMA 100 ngày (tại 27.227 USD), EMA 200 ngày (tại 27.565 USD) và mức R2 (tại 27.722 USD). Tuy nhiên, việc không di chuyển qua đường EMA 50 ngày (tại 26.949 USD) sẽ khiến mức S1 (tại 25.861) lọt vào tầm ngắm. Việc di chuyển qua đường EMA 50 ngày sẽ gửi tín hiệu tăng giá.
Biểu đồ 4 giờ BTC/USD
Đỗ Hiền-Theo coindesk, fxempire