Bitcoin giao dịch gần ngưỡng 26.500 USD trong phần lớn thời gian của ngày thứ Năm (25/5) khi các nhà đầu tư không quá quan tâm tới dữ liệu năng suất và việc làm mạnh mẽ bất ngờ của Hoa Kỳ.
Liệu Hoa Kỳ có thể thanh toán các hóa đơn của mình sau ngày 1 tháng 6 không?
Câu hỏi dường như xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của các nhà đầu tư tiền điện tử, những người tiếp tục theo dõi các cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ. Các nhà lập pháp Hạ viện đã báo cáo tiến độ của các cuộc thảo luận, mặc dù việc họ và Chính quyền tổng thống Joe Biden có đạt được thỏa thuận hay không vẫn chưa chắc chắn.
Bitcoin dao động trong khoảng từ 26.400 USD đến 26.500 USD trong ngày thứ Năm (25/5), cao hơn một chút so với mức giao dịch của ngày thứ Tư (24/5) nhưng vẫn thấp hơn phạm vi chặt chẽ của 12 ngày trước đó. Tại thời điểm viết bài, đồng tiền số lớn nhất tính theo vốn hóa thị trường đã tăng 1,31% lên 26.429 USD.
Ether tăng khoảng 1,5% trong cùng kỳ lên 1.803 USD. Các đồng tiền số khác ghi nhận hiệu suất trái chiều.
Hiệu suất thị trường tiền số hàng ngày. Nguồn: Coin360
“Hiện tại, Bitcoin đang mắc kẹt trong mô hình nắm giữ cho đến khi chúng ta thấy giải pháp cho cuộc khủng hoảng trần nợ này,” Dave Weisberger, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập nền tảng giao dịch thuật toán CoinRoutes, cho biết.
Một điều đáng chú ý là thị trường tiền số trong ngày 25/5 hầu như không phản ứng với dữ liệu GDP và tỷ lệ thất nghiệp hàng tuần tích cực bất ngờ. Theo báo cáo của Bộ Lao động Hoa Kỳ, 229.000 người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước, thấp hơn nhiều so với con số dự đoán 245.000. Cùng với đó, nền kinh tế Hoa Kỳ tăng trưởng 1,3% trong quý vừa qua, ghi nhận quý tăng trưởng thứ ba liên tiếp. Những con số đó không thể khuấy động thị trường chứng khoán, mặc dù dự báo mạnh mẽ của gã khổng lồ chip đồ họa Nvidia dựa trên nhu cầu ngày càng tăng của công nghệ nhân tạo dường như đã thúc đẩy giá các cổ phiếu công nghệ đi lên, với chỉ số Nasdaq Composite tăng 1,7%.
Weisberger, nhà phân tích tại TradFi đã vạch ra ba kịch bản khả thi để thoát khỏi cuộc khủng hoảng trần nợ, mỗi kịch bản đều có tác động riêng đối với thị trường tiền điện tử.
Trong kịch bản đầu tiên, chính quyền Biden tạm dừng các cuộc đàm phán để theo đuổi các hành động của riêng mình và tăng chi tiêu. Điều này sẽ “cực kỳ có lợi đối với Bitcoin trong dài hạn.”
Kịch bản thứ hai đề cập tới khả năng chính phủ đóng cửa “và/hoặc vỡ nợ kỹ thuật” khiến lãi suất tăng vọt. Khi đó, giá BTC sẽ giảm trong ngắn hạn, cùng với các tài sản khác, trước khi phục hồi trở lại. “Bitcoin là một tài sản hoạt động tốt khi niềm tin vào các tổ chức ở mức thấp. Và niềm tin trong một kịch bản chính phủ vỡ nợ chắc chắn sẽ giảm hơn nữa,” ông Weisberger cho biết.
Hoặc trong kịch bản có khả năng xảy ra nhất, Hạ viện và chính quyền Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận và “thời kỳ không chắc chắn và biến động này sẽ kết thúc,”. Khi đó, Bitcoin có thể tăng lên cao hơn, mặc dù chỉ khi ngân hàng trung ương Hoa Kỳ tạm dừng tăng lãi suất.
Weisberger lưu ý về khối lượng giao dịch đang ở mức thấp gần đây, mặc dù ông nói thêm rằng dữ liệu cho thấy “chúng ta đang trong giai đoạn tích lũy, khi người mua tương đối thụ động.”
“Tuy nhiên, giao dịch mua BTC bằng Tether mạnh hơn và tính thanh khoản đã tăng lên so với các cặp bằng USD, cho thấy rằng cả khối lượng và tính thanh khoản đều cao hơn ở nước ngoài,” ông viết.
Giá BTC đã đảo ngược một phần mức giảm 3,30% của thứ Tư (24/5) khi tăng nhẹ 0,58% vào thứ Năm (25/5), kết thúc ngày ở mức 26.498 USD. Đáng chú ý, BTC đã quay trở lại mức dưới 26.000 đô la lần đầu tiên kể từ ngày 12 tháng 5.
BTC cần tránh giảm xuống dưới điểm xoay Pivot tại 26.343 USD để nhắm mục tiêu tới Mức kháng cự chính đầu tiên (R1) ở mức 26.799 USD. Việc di chuyển qua mức cao của ngày thứ Năm là 26.644 USD sẽ báo hiệu một phiên tăng giá kéo dài. Các chỉ số kinh tế tích cực của Hoa Kỳ và tin tức liên quan đến các cuộc đàm phán trần nợ sẽ hỗ trợ một đợt tăng giá kéo dài.
Trong trường hợp này, BTC có thể kiểm tra Mức kháng cự chính thứ hai (R2) ở mức 27.101 USD và mức kháng cự 27.500 USD. Mức kháng cự chính thứ ba (R3) nằm ở mức 27.859 USD.
Việc giá BTC giảm xuống dưới điểm xoay Pivot được đề cập ở trên sẽ khiến đồng tiền số này hướng tới Mức hỗ trợ chính đầu tiên (S1) ở mức 26.041 USD. Tuy nhiên, ngoại trừ sự xuất hiện của một đợt bán tháo trên thị trường tiền số, BTC nên tránh giảm xuống dưới ngưỡng 25.500 USD. Mức hỗ trợ chính thứ hai (S2) ở mức 25.585 USD sẽ hạn chế đà giảm. Mức hỗ trợ chính thứ ba (S3) nằm ở mức 24.827 USD.
Biểu đồ hàng giờ BTC/USD
Các đường EMA và biểu đồ nến 4 giờ cho tín hiệu giảm giá. Giá BTC hiện nằm dưới đường EMA 50 ngày (tại 26.819 USD). Đường EMA 50 ngày di chuyển ra xa đường EMA 100 ngày, và đường EMA 100 ngày nới rộng khoảng cách với đường EMA 200 ngày, gửi tín hiệu giảm giá.
Việc di chuyển qua mức R1 (tại 26.799 USD) và đường EMA 50 ngày (tại 26.819 USD) sẽ giúp phe bò đẩy giá lên các mức R2 (tại 27.101 USD) và đường EMA 100 ngày (tại 27.126 USD). Tuy nhiên, việc không di chuyển qua đường EMA 50 ngày (tại 26.819 USD) sẽ khiến mức S1 (tại 26.041 USD) lọt vào tầm ngắm. Việc di chuyển qua đường EMA 50 ngày sẽ gửi tín hiệu tăng giá.
Biểu đồ 4 giờ BTC/USD
Đỗ Hiền-Theo coindesk, fxempire