Giá Bitcoin (BTC) đã thiết lập mức cao mới trong 9 tháng trong ngày 30 tháng 3, tuy nhiên, các nhà giao dịch vẫn tiếp tục tỏ ra thận trọng.
Cả Bitcoin và Ether đều mở đầu ngày giao dịch cuối cùng của tháng 3 trong sắc đỏ. Tại thời điểm viết bài, Bitcoin giao dịch ở mức 28.191 USD, giảm 2,62% so với 24 giờ trước đó. Ether giảm nhẹ 0,6% xuống 1.805 USD. Các đồng tiền số khác trên thị trường cũng hầu như chìm trong sắc đỏ.
Hiệu suất thị trường tiền số hàng ngày. Nguồn: Coin360
Theo dữ liệu từ TradingView, Bitcoin đã bất ngờ tăng vọt lên 29.170 USD trong ngày 30 tháng 3. Tuy nhiên, giá đã ngay lập tức bị từ chối tại mức này và quay trở lại mức giá cũ trước đó. Điều này khiến những người tham gia thị trường nghi ngờ đây chỉ là một cú fakeout.
“Không có gì thay đổi. Chúng ta đã có một cú bật nhỏ tốt đẹp, nhưng điều này đã được dự đoán trước,” nhà giao dịch nổi tiếng Credible Crypto đã viết trong một bài đăng trên Twitter và gọi động thái này là một “sự sai lệch”.
Biểu đồ BTC/USD. Nguồn: Credible Crypto/Twitter
Nhà giao dịch Crypto Chase cũng đồng tình đây chỉ là một sự “sai lệch”, kêu gọi cần phải giữ được ngưỡng 29.000 USD để xem xét các vị thế mua.
Lạc quan hơn một chút, nhà giao dịch Crypto Tony vẫn hy vọng mức cao trong phạm vi ngắn hạn có thể chuyển thành mức hỗ trợ mới.
Biểu đồ BTC/USD. Nguồn: Crypto Tony/Twitter
“Các thị trường gấu đương nhiên có nhiều FUD hơn và Bitcoin chắc chắn đã chiếm một lượng lớn FUD trong năm qua hoặc lâu hơn. Nhưng chúng ta vẫn đang nắm giữ và giá sẽ hướng tới ngưỡng 30.000 USDa. Tôi rất phấn khích về đợt tăng giá sắp tới, cho dù thời điểm diễn ra đợt tăng giá có thể là ngay ngày mai hay tới tận năm sau,” Crypto Tony nói thêm.
Đánh giá về triển vọng thị trường sắp tới, công ty dữ liệu tiền điện tử Kaiko nhận định tính thanh khoản thấp của Bitcoin cho thấy có khả năng đồng tiền số này sẽ duy trì ở mức hiện tại trong thời gian chờ đợi các tin tức tế lớn cho động thái tiếp theo. Giao dịch bitcoin đang ở mức thấp nhất trong 8 tháng sau khi Binance áp dụng mức phí giao dịch mới. Đây là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu, bên cạnh vấn đề thanh khoản mà Bitcoin hiện đang phải đối mặt, khi các cầu nối với thị trường tiền pháp định dần bị đánh sập.
Tuần tới, có một số sự kiện kinh tế sẽ thúc đẩy sự quan tâm của các nhà giao dịch.
John C. Williams, chủ tịch FED New York, cùng với các thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Lisa Cook và Christopher J. Waller dự kiến sẽ có bài phát biểu vào chiều thứ Sáu (7/4) theo giờ Hoa Kỳ. Các nhà giao dịch thường xem xét những phát biểu này để dự đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Với việc chính phủ Hoa Kỳ đang thể hiện rõ lập trường chống lại tiền điện tử, các nhà giao dịch chắc chắn đang tìm kiếm xem liệu có bất cứ điều gì có thể bác bỏ điều này và cho thấy rằng các nhà chức trách có kế hoạch đối xử công bằng với loại tài sản này hay không.
BTC cần di chuyển lên trên điểm xoay Pivot là 28.290 USD để nhắm mục tiêu tới Mức kháng cự chính đầu tiên (R1) ở mức 28.902 USD và mức cao của ngày thứ Năm (30/3) là 29.171 USD. Việc quay trở lại mức 28.500 USD sẽ báo hiệu một phiên tăng giá kéo dài. Các tin tức tích cực về tiền điện tử và số liệu thống kê của Hoa Kỳ sẽ hỗ trợ cho đà tăng giá.
Trong trường hợp này, BTC có thể sẽ kiểm tra Mức kháng cự chính thứ hai (R2) ở mức 29.784 USD và mức kháng cự 30.000 USD. Mức kháng cự chính thứ ba (R3) nằm ở mức 31.278 USD.
Việc không thành công vượt lên trên điểm xoay Pivot được đề cập ở trên sẽ khiến BTC phải đối mặt với Mức hỗ trợ chính đầu tiên (S1) ở mức 27.408 USD. Tuy nhiên, ngoại trừ sự xuất hiện của một đợt bán tháo trên thị trường, BTC nên tránh giảm xuống dưới ngưỡng 27.000 USD và Mức hỗ trợ chính thứ hai (S2) ở mức 26.796 USD. Mức hỗ trợ chính thứ ba (S3) nằm ở mức 25.302 USD.
Biểu đồ hàng giờ BTC/USD
Các đường EMA và biểu đồ nến 4 giờ (bên dưới) cho tín hiệu tăng giá. BTC hiện nằm trên đường EMA 50 ngày (tại 27.680 USD). Đường EMA 50 ngày đang dần cách xa đường EMA 100 ngày, và đường EMA 100 cũng đang mở rộng khoảng cách với đường EMA 200 ngày, gửi đi tín hiệu tăng giá.
Việc duy trì trên đường EMA 50 ngày (tại 27.680 USD) sẽ hỗ trợ giá phá vỡ từ mức R1 (tại 28.902 USD) để nhắm mục tiêu tới mức R2 (tại 29.784 USD) và ngưỡng 30.000 USD. Tuy nhiên, sự sụt giảm qua đường EMA 50 ngày (tại 27.680 USD) và mức S1 (tại 27.408 USD) sẽ khiến BTC lùi về đường EMA 100 ngày (tại 26.875 USD) và mức S2 (tại 26.796 USD). Việc giá giảm qua đường EMA 50 ngày sẽ gửi đi tín hiệu giảm giá.
Biểu đồ 4 giờ BTC/USD
Đỗ Hiền-Theo coindesk, cointelegraph, fxempire