Bitcoin lùi về quanh ngưỡng 27.000 USD sau thông tin Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC) khởi kiện Binance và giám đốc điều hành Changpeng Zhao của sàn giao dịch này.
Bắt đầu phiên giao dịch sáng 28/3 theo giờ châu Á, Bitcoin (BTC) đã giảm 3,8% xuống còn 26.958 USD sau thông tin Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai Hoa Kỳ (CFTC) kiện sàn giao dịch tiền điện tử Binance và người sáng lập Changpeng Zhao, cáo buộc sàn này cung cấp các công cụ phái sinh tiền điện tử chưa đăng ký tại Mỹ.
Tại thời điểm viết bài, đồng tiền số này vẫn chưa thể lấy lại ngưỡng 27.000 USD. Ether giảm 2,83% xuống 1.697 USD trong cùng kỳ. BNB, token gốc của mạng BNB Chain đã giảm hơn 5% xuống còn khoảng 310 USD từ khoảng 327 USD một ngày trước. Litecoin (LTC) cũng giảm gần 4,8%.
Hiệu suất thị trường tiền số hàng ngày. Nguồn: Coin360
Câu hỏi được đặt ra lúc này là vụ kiện của CFTC sẽ tác động ra sao tới Binance nói riêng và thị trường tiền số nói chung.
Về phần mình, giám đốc điều hành của Binance đã nói vụ kiện của CFTC là “bất ngờ và đáng thất vọng”. Dù vậy, vào tháng 2 trước đó, sàn giao dịch này cho biết họ sẵn sàng trả tiền phạt vì những sai sót trong quá khứ.
Ngoài ra, một số cuộc tranh luận cũng nổ ra liên quan tới việc các nhà giao dịch phớt lờ các cáo buộc của CFTC đến mức nào và Bitcoin phản ứng ra sao với tin tức này khi xem xét tình trạng thiếu thanh khoản trên thị trường.
“Khi thanh khoản thấp, thị trường có xu hướng khá yên tĩnh,” Dan Gunsberg, đồng sáng lập giao thức thanh khoản phái sinh dựa trên Solana Hxro cho biết. “Thị trường sau đó xuất hiện các bước nhảy vọt và các khoảng trống thanh khoản. Giá tài sản chuyển sang các mức mới và ngay lập tức ổn định trở lại.”
Đồng thời với việc CFTC khởi kiện Binance, câu chuyện về vấn đề phi tập trung vẫn tiếp tục.
Token gốc của sàn giao dịch phái sinh phi tập trung GMX đã tăng 4% trong 24 giờ qua. Mức tăng này gần như bằng với mức tăng của các token nền tảng staking thanh khoản hồi tháng 2, khi Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) nhắm mục tiêu vào hoạt động staking tiền kỹ thuật số.
Trong ngày hôm nay, các nhà đầu tư nên theo dõi các tin tức cập nhật từ vụ kiện giữa SEC và Ripple đang diễn ra, cũng như các tin tức liên quan đến Binance và Coinbase (COIN).
Với việc cuộc chiến pháp lý giữa SEC và Ripple vẫn chưa đi tới hồi kết, vụ kiện của CFTC với Binance sẽ kiểm tra khả năng phục hồi của nhà đầu tư. Một chiến thắng của Ripple sẽ làm thay đổi câu chuyện.
Lĩnh vực ngân hàng cũng sẽ được chú ý trong ngày hôm nay. Ủy ban về các vấn đề Ngân hàng, Nhà ở và Đô thị sẽ họp trong một phiên họp mở để tiến hành điều trần về “Những thất bại ngân hàng gần đây và phản ứng theo quy định của liên bang.”
Mặc dù trọng tâm sẽ là Binance, nhưng các chỉ số kinh tế của Hoa Kỳ cũng sẽ thu hút sự quan tâm của những người tham gia thị trường. Dự kiến, các số liệu về niềm tin của người tiêu dùng có khả năng sẽ góp phần định hướng hướng đi của thị trường.
BTC cần vượt lên trên điểm xoay Pivot tại 27.230 USD để nhắm mục tiêu tới Mức kháng cự chính đầu tiên (R1) ở 27.924 USD và mức cao của ngày thứ Hai (27/3) là 28.027 USD. Việc quay trở lại mức 27.500 USD sẽ báo hiệu một phiên tăng giá kéo dài. Các tin tức tích cực về tiền điện tử và kinh tế vĩ mô sẽ hỗ trợ một đợt tăng giá kéo dài.
Trong trường hợp giá phục hồi và duy trì đà tăng, BTC có thể sẽ kiểm tra Mức kháng cự chính thứ hai (R2) là 28.721 USD và ngưỡng kháng cự 29.000 USD. Mức kháng cự chính thứ ba (R3) nằm ở mức 30.212 USD.
Việc giảm xuống dưới điểm xoay Pivot được đề cập ở trên sẽ khiến BTC phải đối mặt với Mức hỗ trợ chính đầu tiên (S1) là 26.433 USD. Tuy nhiên, ngoại trừ sự xuất hiện của một đợt bán tháo trên thị trường, nếu không, BTC nên tránh giảm xuống dưới ngưỡng 26.000 USD và Mức hỗ trợ chính thứ hai (S2) ở 25.739 USD. Mức hỗ trợ chính thứ ba (S3) nằm ở mức 24.248 USD.
Biểu đồ hàng giờ BTC/USD
Các đường EMA và biểu đồ nến 4 giờ (bên dưới) cho tín hiệu trái chiều. BTC hiện nằm trên đường EMA 100 ngày (tại 26.398 USD). Đường EMA 50 ngày thu hẹp về gần đường EMA 100 ngày, trong khi đường EMA 100 ngày đang nới rộng khoảng cách với đường EMA 200 ngày, gửi đi các tín hiệu trái chiều.
Việc di chuyển qua đường EMA 50 ngày (tại 27.327 USD) sẽ hỗ trợ khả năng giá phá vỡ từ mức R1 (tại 27.924 USD) để nhắm mục tiêu tới ngưỡng R2 (tại 28.721 USD) và ngưỡng 29.000 USD. Tuy nhiên, việc giá giảm qua mức S1 (tại 26.433 USD) và đường EMA 100 ngày (tại 26.398 USD) sẽ khiến đồng tiền số này lùi sâu hơn về mức S2 (tại 25.739 USD). Việc BTC di chuyển lên trên đường EMA 50 ngày sẽ phát đi tín hiệu tăng giá.
Biểu đồ 4 giờ BTC/USD
Đỗ Hiền-Theo coindesk